Ôn thi vào 10

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Triết Phan

Cho parabol (P): y=x2 và đường thẳng (d): y=mx+3 (m là tham số)

a, Chứng minh (d) và (P) luôn cắt nhau tại 2 điểm phân biệt với mọi m

b, Gọi x1,x2 là hoành độ giao điểm của (d) và (P) tìm m để x1+2x2=3.

Nguyễn Lê Phước Thịnh
1 tháng 6 2022 lúc 13:18

a: Phương trình hoành độ giao điểm là:

\(x^2-mx-3=0\)

a=1; b=-m; c=-3

Vì ac<0 nên phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt

hay (d) và (P) luôn cắt nhau tại hai điểm phân biệt

b: Theo Vi-et, ta được: \(\left\{{}\begin{matrix}x_1+x_2=m\\x_1x_2=-3\end{matrix}\right.\)

Theo đề, ta có hệ phương trình:

\(\left\{{}\begin{matrix}x_1+2x_2=3\\x_1+x_2=m\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x_2=3-m\\x_1=m-3+m=2m-3\end{matrix}\right.\)

Ta có: \(x_1x_2=-3\)

\(\Leftrightarrow\left(m-3\right)\left(2m-3\right)=3\)

\(\Leftrightarrow2m^2-3m-6m+9-3=0\)

\(\Leftrightarrow2m^2-9m+6=0\)

\(\Delta=\left(-9\right)^2-4\cdot2\cdot6=81-48=33>0\)

Do đó: Phương trình có hai nghiệm phân biệt là:

\(\left\{{}\begin{matrix}m_1=\dfrac{9-\sqrt{33}}{4}\\m_2=\dfrac{9+\sqrt{33}}{4}\end{matrix}\right.\)


Các câu hỏi tương tự
Mai Bảo Lâm
Xem chi tiết
Kim Taehyungie
Xem chi tiết
Phùng Đức Hậu
Xem chi tiết
Kdvlhuuui
Xem chi tiết
Music Hana
Xem chi tiết
Hoàng Quảng
Xem chi tiết
Kim Taehyungie
Xem chi tiết
Linh Bùi
Xem chi tiết
Hồng Sơn Nguyễn
Xem chi tiết
Aurora
Xem chi tiết