Chương III - Góc với đường tròn

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Thanh

Cho nửa đường tròn tâm (O; R), đường kính AB. Gọi C là điểm chính giữa của cung AB. Trên tia đối của tia CB lấy điểm D sao cho CD=CB. OD cắt AC tại M. Từ A, kẻ AH vuông góc với OD (H thuộc OD). AH cắt DB tại N và cắt nửa đường tròn (O; R) tại E.

1) Chứng minh MCNH là tứ giác nội tiếp và OD song song với EB.

2) Gọi K là giao điểm của EC và OD. Chứng minh \(\Delta CKD=\Delta CEB\), Suy ra C là trung điểm của KE.

3) Chứng minh tam giác EHK vuông cân và MN//AB.

4) Tính theo R diện tích hình tròn ngoại tiếp tứ giác MCNH.

Nguyễn Thành Trương
9 tháng 2 2019 lúc 7:36

Bạn tự vẽ hình nhé!

1)Ta có: $A\hat{C}B$= 900 (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

=> $M\hat{C}N$= 900

Lại có: AH vuông góc OD tại H(gt) => $M\hat{H}N$= 900

Suy ra: $M\hat{C}N$ + $M\hat{H}N$ = 1800

Vậy tứ giác MCNH nội tiếp đường tròn (đpcm)

Ta có: $A\hat{E}B$= 900(góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)

=> BE vuông góc AE mà OD vuông góc AE (gt) => OD // EB(đpcm)

2)Xét ∆CKD và ∆CEB ta có :

$C\hat{D}K$= $C\hat{B}E$(slt); CB = CD (gt); $K\hat{C}D$= $E\hat{C}B$(đđ)

Vậy: ∆CKD = ∆CEB(g-c-g) (đpcm) => CK = CE

Suy ra: C là trung điểm của KE (đpcm)

3)Ta có: $\overset\frown{CA}$ = $\overset\frown{CB}$ (gt) => CA = CB => ∆ACB vuông cân tại C => $A\hat{B}C$= $B\hat{A}C$= 450

Lại có: $C\hat{E}A$= $A\hat{B}C$ (cùng chắn AC )

=> $H\hat{E}K$=$A\hat{B}C$ = 450

Lúc đó: ∆EHK vuông tại H (gt) mà có $H\hat{E}K$ = 450

Suy ra: ∆HEK vuông cân tại H (đpcm)

Mà: HC là đường trung tuyến của ∆HEK => HC vuông góc KE và HC = CK = CE

=> ∆KCH vuông cân tại C => $C\hat{H}M$= 450

Lại có: $C\hat{N}M$= $C\hat{H}M$ (cùng chắn $\overset\frown{CM}$ của đường tròn ngoại tiếp tứ giác MCNH)

Suy ra: $C\hat{N}M$= 450 => $A\hat{B}C$ = $C\hat{N}M$= 450 => MN // AB (đpcm)

4)Gọi I là tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giác MCNH =>I là trung điểm của MN.

Ta có: ∆ABC vuông cân tại C và AB = 2R(gt) => BC = AC = \[R\sqrt{2}\]

+Vì MN // AB (câu 3) => \[\frac{MN}{AB}=\frac{CN}{BC}\Rightarrow \frac{MN}{CN}=\frac{AB}{BC}=\frac{2R}{R\sqrt{2}}=\sqrt{2}\Rightarrow MN=\sqrt{2}CN\]

+Vì MN // OB (câu 3) => \[\frac{MN}{OB}=\frac{DN}{BD}\Rightarrow \frac{MN}{OB}=\frac{DC+CN}{2DC}\Rightarrow \frac{\sqrt{2}CN}{R}=\frac{R\sqrt{2}+CN}{2\sqrt{2}R}\]

=> \[4CN=R\sqrt{2}+CN\]\[\Rightarrow 3CN=R\sqrt{2}\Rightarrow CN=\frac{R\sqrt{2}}{3}\Rightarrow MN=\sqrt{2}CN=\frac{2R}{3}\]

Suy ra: IM = IN = IC = IH = \[\frac{R}{3}\]

Gọi S là diện tích hình tròn ngoại tiếp tứ giác MCNH.

Ta có: S = \[\pi .{{(\frac{R}{3})}^{2}}=\frac{\pi {{R}^{2}}}{9}\](đvdt)


Các câu hỏi tương tự
9A5 04 Hồng Anh
Xem chi tiết
Đức Minh Nguyễn
Xem chi tiết
Hoàng Nguyệt
Xem chi tiết
Hoàng Nguyệt
Xem chi tiết
Vinh
Xem chi tiết
HỒNG NGỌC
Xem chi tiết
ekhoavvdd
Xem chi tiết
ekhoavvdd
Xem chi tiết
vananh
Xem chi tiết