Bài 1. Điện tích. Định luật Cu-lông

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trùm Trường

Cho hai điện tích q1= -2.10-8 C và q2=1,8.10-7 C đặt tại hai điểm A, B cách nhau 8cm trong không khí.
a. Đặt điện tích q0 tại đâu để q0 cân bằng
b. Dấu và độ lớn của q0 để q1 và q2 cũng cân bằng

Netflix
23 tháng 7 2020 lúc 21:55

a) Vì q1 và q2 trái dấu nên để cặp lực do q1 và q2 tác dụng lên q0 là cặp lực trực đối (\(\overrightarrow{F_{10}}\) \(=-\overrightarrow{F_{20}}\)) thì q0 phải nằm trên đường thẳng AB và gần A hơn (do |q1| < |q2|).

Gọi x (m) là khoảng cách từ q1 đến q0, ta có: F10 = F20

\(\frac{k.\left|q_1.q_0\right|}{x^2}=\frac{k.\left|q_2.q_0\right|}{\left(AB+x\right)^2}\) ⇒ 2.10-8.(6,4.10-3 + 0,16x + x2) = 1,8.10-7.x2

⇔ -1,6.10-7.x2 + 3,2.10-9.x + 1,28.10-10 = 0

⇔ x = 0,04 (m)

Vậy để q0 cân bằng thì phải đặt q1 cách A 4 cm.

b) Điều kiện để q1 và q2 cũng cân bằng: q0 cách q1 4 cm, cặp lực do q0 và q2 tác dụng lên q1 phải là cặp lực trực đối, đồng thời cặp lực do q1 và q0 tác dụng lên q2 cũng là cặp lực trực đối. Để thỏa mãn điều kiện đó thì q0 phải cùng dấu với q1 và:

F10 = F12\(\frac{k.\left|q_1.q_0\right|}{x^2}=\frac{k.\left|q_1.q_2\right|}{AB^2}\)\(\frac{9.10^9.\left|-2.10^{-8}.q_0\right|}{0,04^2}=\frac{9.10^9.\left|-2.10^{-8}.1,8.10^{-7}\right|}{0,08^2}\)

⇒ q0 = \(-4,5.10^{-8}\) (C)

Vậy q0 = \(-4,5.10^{-8}\) (C) để q1 và q2 cũng cân bằng.


Các câu hỏi tương tự
Lê Huyền My
Xem chi tiết
Huyền Diệu Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Tú
Xem chi tiết
Trúc Phan
Xem chi tiết
Nguyễn Linh Chi
Xem chi tiết
Lê Huyền My
Xem chi tiết
Tịnh y
Xem chi tiết
Sonyeondan Bangtan
Xem chi tiết
Châu Long
Xem chi tiết