Hai quả cầu nhỏ có điện tích q1 = 10-7 C và q2 = 4.10-7 C tác dụng vào nhau một lực 0,9 N. Tính khoảng cách giữa chúng trong 2 trường hợp:
a/ Hai quả cầu đặt trong không khí.
b/ Hai quả cầu đặt trong môi trường có hằng số điện môi bằng 4.
Hai quả cầu nhỏ có điện tích q1 = 10-7 C và q2 = 4.10-7 C tác dụng vào nhau một lực 0,9 N. Tính khoảng cách giữa chúng trong 2 trường hợp:
a/ Hai quả cầu đặt trong không khí.
b/ Hai quả cầu đặt trong môi trường có hằng số điện môi bằng 4.
Áp dụng định luật Cu lông ta có: \(F=k\frac{\left|q_1q_2\right|}{\varepsilon.r^2}\)
\(\Rightarrow r^2=9.10^9\frac{\left|10^{-7}.4.10^{-7}\right|}{\varepsilon.F}\)
a/ Trong không khí \(\varepsilon=1\)
\(\Rightarrow r^2=9.10^9\frac{\left|10^{-7}.4.10^{-7}\right|}{0,9}\)\(\Rightarrow r=0,02m=2cm\)
b/ Trong điện môi \(\varepsilon=4\)
\(\Rightarrow r^2=9.10^9\frac{\left|10^{-7}.4.10^{-7}\right|}{4.0,9}\)
\(\Rightarrow r=0,01m=1cm\)
Cho hai điện tích điểm q1 = 10-7(C) và q2 = 5.10-8(C) đặt cố định tại hai điểm A và B trong chân không (AB = 5cm). Tìm độ lớn của lực điện do q1, q2 tác dụng lên điện tích điểm q3 = 2.10-8(C) đặt tại các điểm sau:
a/ q3 đặt tại C với CA = 2 (cm), CB = 3 (cm).
b/ q3 đặt tại D với DA = 5 (cm), DB = 10(cm).
c/ q3 đặt tại E với EA = 3 (cm), EB = 4 (cm).
d/ q3 đặt tại F với FA = FB = AB.
a/
Ta có: \(\vec{F_{hl}}=\vec{F_{13}}+\vec{F_{23}}\)
Do \(\vec{F_{13}}\uparrow\downarrow\vec{F_{23}}\) nên: \(F_{hl}=\left|F_{13}-F_{23}\right|\) (1)
\(F_{13}=9.10^9\frac{\left|q_1q_2\right|}{AC^2}=0,045N\)
\(F_{23}=9.10^9\frac{\left|q_1q_2\right|}{BC^2}=0,01N\)
Thay vào (1) ta được \(F_{hl}=0,035N\)
b/
Hợp lực: \(\vec{F_{hl}}=\vec{F_{13}}+\vec{F_{23}}\)
Do hai lực cùng phương cùng chiều nên độ lớn:
\(F_{hl}=F_{13}+F_{23}\)(2)
\(F_{13}=9.10^9.\frac{\left|q_1q_3\right|}{AD^2}=7,2.10^{-3}N\)
\(F_{23}=9.10^9.\frac{\left|q_2q_3\right|}{BD^2}=0,9.10^{-3}N\)
Thế vào (2) ta được \(F_{hl}=8,1.10^{-3}N\)
c/
Do véc tơ \(\vec{F_{13}}\) vuông góc với \(\vec{F_{23}}\)
Nên: \(F_{hl}=\sqrt{F_{13}^2+F_{23}^2}\)(3)
\(F_{13}=9.10^9\frac{\left|q_1a_3\right|}{AE^2}=0,02N\)
\(F_{23}=9.10^9\frac{\left|q_2a_3\right|}{BE^2}=5,625.10^{-3}N\)
Thế vào (3) ta được: \(F_{hl}=0,021N\)
Cho hai quả cầu nhỏ bằng kim loại giông hệt nhau, đặt cách nhau một đoạn r=0,1m trong không khí. Ban đầu hai quả cầu đó được tích điện trái dấu, chúng hút nhau với lực F1=\(6,4.10^{-2}N\). Sau đó cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau, rồi đưa chúng về vị trí cũ thì chúng thấy đẩy nhau với lực F2=\(3,6.10^{-2}N\). Xác định điện tích của mỗi quả cầu trước khi cho chúng tiếp xúc với nhau.
Gọi q1,q2 là điện tích của quả cầu 1 và quả cầu 2 trước khi chúng tiếp xúc với nhau.Độ lớn của lực tương tác giữa chúng được xác định theo định luật Culông :
\(F_1=k\frac{\left|q_1q_2\right|}{r^2}\) từ đó \(q_1q_2=-\frac{F_1r^2}{k}\) (có dấu \(\text{"−"}\) vì hai điên tích \(q_1,q_2\) trái dấu)
Thay số ta được : \(q_1q_2=-\frac{6,4}{9}.10^{-13}\left(1\right)\)
Sau khi tiếp xúc với nhau, điện tích của hai quả cầu trở nên bằng nhau và có độ lớn bằng \(\frac{\left|q_1+q_2\right|}{2}\) do đó lực đẩy giữa chúng là: \(F_2=\frac{k\left(\frac{q_1+q_2}{2}\right)^2}{r^2}\)
Suy ra \(\left(q_1+q_2\right)^2=\frac{4F_2r^2}{k}\) Thay số vào ta được \(\left(q_1+q_2\right)^2=16.10^{-14}\)
hay : \(q_1+q_2=\pm4.10^{-7}\left(2\right)\)
Giải hệ phương trình (1),(2) ta được :
\(q_1=-\frac{4}{3}.10^{-7}\approx-1,33.10^{-7}C\)
\(q_2=\frac{16}{3}.10^{-7}\approx5,33.10^{-7}C\)
hoặc \(q_1=\frac{4}{3}.10^{-7}\approx1,33.10^{-7}C\)
\(q_2=-\frac{16}{3}.10^{-7}\approx-5,33.10^{-7}C\)
Hai quả cầu nhỏ giống nhau, mang điện tích q1, q2 đặt trong không khí cách nhau r=20cm thì hút nhau 1 lực F1=9.10-7 N. Đặt vào giữa hai quả cầu một tấm thủy tinh dày d=10cm có hằng số điện môi ϵ=4. Tính lực hút giữ hai quả cầu lúc này.
Cho hai điện tích q1= q2==16μC đặt tại hai điểm A, B trong không khí cách nhau 1m trong không khí. Xác định lực điện tổng hợp tác dụng lên q0= 4μC đặt tại.
a. Điểm M : MA= 60cm ; MB= 40cm
b. Điểm N: AN=60cm; BN= 80cm
\(q_1=q_2=16\mu C=16.10^{-6}m\)
\(q_0=4\mu C=4.10^{-6}m\)
a.
Hợp lực tác dụng lên q0: \(\vec{F}=\vec{F_{10}}+\vec{F_{20}}\)
Hai véc tơ ngược chiều, do vậy ta có độ lớn: \(F=F_{20}-F_{10}\) (1)
\(F_{10}=9.10^9\dfrac{16.10^{-6}.4.10^{-6}}{0,6^2}=1,6(N)\)
\(F_{20}=9.10^9\dfrac{16.10^{-6}.4.10^{-6}}{0,4^2}=3,6(N)\)
Thay vào (1) ta được: \(F=2(N)\)
b.
Do \(AB^2=AM^2+AN^2\) nên tam giác ABN vuông tại N
Hợp lực tác dụng lên q0: \(\vec{F'}=\vec{F_{10}}+\vec{F_{20}}\)
Hai véc tơ thành phần vuông góc với nhau, suy ra độ lớn:
\(F'=\sqrt{F_{10}^2+F_{20}^2}\) (2)
\(F_{10}=9.10^9\dfrac{16.10^{-6}.4.10^{-6}}{0,6^2}=1,6(N)\)
\(F_{20}=9.10^9\dfrac{16.10^{-6}.4.10^{-6}}{0,8^2}=0,9(N)\)Thay vào (2) ta được: \(F=1,84(N)\)Thầy phynit giỏi qua . Em ngưỡng mộ thầy lắm !
1) Đặt ba điện tích điểm qA =1,8.10-8 ,qB = 5,4.10-9 , qC tại 3 điểm A,B,C với AB= 3cm; AC= 4cm; BC= 50cm. Xác định qC để lực tĩnh điện tổng hợp tác dụng lên qA có phương song song với BC.
2) Tại hai điểm AB cách nhay 1m trong không khí đặt hai điện tích điểm qA =16uC và qB = -64uC. Xác định vị trí đặt một điện tích thứ ba q0 để:
a) Lực điện tác dụng lên q0 bằng 0
b) Lực điện do qA; qB tác dụng lên q0 có độ lớn bằng nhau.
1)lực tĩnh điện đẩy nhau cảu A và B là :
9*10^(9)*((1.8*10^(-8)*5.4*10^(-9))/0.03^(2))=9.72*10^(-4) N
gọi X là q c
vì tổng lục tĩnh điện tác dụng lên A ss with BC nên
ta có pt
9.72*10^(-4)+(9*10^(9)*((1.8*10^(-8)*X)/0.04^(2))=9*10^(9)*((5.4*10^(-9)*X)/0.056(2))
giải tìm được X=-1.8*10^(-8)
không chắc đúng đâu !
hình như sai cái gì đó chổ pt thay 0.05^(2) =>0.5^(2)
ta được X=-9.6*10^(-9)
có 2 giọt nước giống nhau, mỗi giọt thừa 1 điện tử,khi lực đẩy cu lông cân bằng với lực hấp dẫn tác dụng lên hai giót nước thì bán kính của mỗi giọt là bao nhiêu?
cho hs bài này lm thế nào ạ :)
có 2 điện tích q và -q đặt tại 2 điểm A và B cách nhau một khoảng AB=2d. Một điện tích dương q1=q đặt trên đường trung trực của AB cách AB một khoảng x
a) Xác định lực điện tác dụng lên q1
b) Áp dụng số q=2.10-6C; d=3cm; x=4cm
Một nguồn điện có suất điện động 12V. Khi mắc nguồn điện này với một bong đèn để thành mạch điện kín thì nó cung cấp một dòng điện có cường độ 0,8A. Tính công của nguồn điện này sản ra trong thời gian 15p và tính công suất của nguồn điện khị đó.
Công suất của nguồn điện là: Ang = 12. 0,8. 15.60 = 8640 J = 8,64 kJ.
Công suất của nguồn điện này khi đó là: Png = 12.0,8 = 9,6 W.
hai điện tích đặt cách nhau một khoảng r trong không khì thì lực tương tác giữa chúng là 2.10-3N.
Nếu với khoảng cách đómag đặt trong điện môi thì lực tương tác giữa chúng là 10-3.
a.xác định hằng ssoos điện môi của điện môi .
b.để lực tương tác giữa hai điện tích khi đặt trong điện môi bằng lưc tương tác khi đặt trong không khí thi phải đặt 2 tích điệncách nhau bao nhiêu biết trong ko khí hai điện tích cách nhau 20cm