a) Ta có: ΔEMN vuông tại E(gt)
nên \(\widehat{EMN}+\widehat{ENM}=90^0\)(hai góc nhọn phụ nhau)
\(\Leftrightarrow\widehat{ENM}=90^0-50^0\)
hay \(\widehat{ENM}=40^0\)
Vậy: \(\widehat{ENM}=40^0\)
b) Xét ΔAME vuông tại E và ΔAMB vuông tại B có
MA chung
\(\widehat{EMA}=\widehat{BMA}\)(MA là tia phân giác của \(\widehat{EMB}\))
Do đó: ΔAME=ΔAMB(cạnh huyền-góc nhọn)
c) Ta có: ΔAME=ΔAMB(cmt)
nên AE=AB(hai cạnh tương ứng)
Ta có: ΔAME=ΔAMB(cmt)
nên ME=MB(Hai cạnh tương ứng)
Xét ΔEAC vuông tại E và ΔBAN vuông tại B có
AE=AB(cmt)
\(\widehat{EAC}=\widehat{BAN}\)(hai góc đối đỉnh)
Do đó: ΔEAC=ΔBAN(cạnh góc vuông-góc nhọn kề)
Suy ra: AC=AN(hai cạnh tương ứng)
Xét ΔACN có AC=AN(cmt)
nên ΔACN cân tại A(Định nghĩa tam giác cân)
d)
Ta có: ΔEAC=ΔBAN(cmt)
nên EC=BN(hai cạnh tương ứng)
Ta có: ME+EC=MC(E nằm giữa M và C)
MB+BN=MN(B nằm giữa M và N)
mà ME=MB(cmt)
và EC=BN(cmt)
nên MC=MN
Ta có: MC=MN(cmt)
nên M nằm trên đường trung trực của CN(Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(1)
Ta có: AC=AN(cmt)
nên A nằm trên đường trung trực của CN(Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(2)
Ta có: IN=IC(I là trung điểm của NC)
nên I nằm trên đường trung trực của CN(Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra M,A,I thẳng hàng(đpcm)