a) Xét ΔABC có \(BC^2=AB^2+AC^2\left(5^2=3^2+4^2\right)\)
nên ΔABC vuông tại A(định lí pytago đảo)
b) Xét ΔADB vuông tại A và ΔEDB vuông tại E có
DB chung
\(\widehat{ABD}=\widehat{EBD}\)(BD là tia phân giác của \(\widehat{ABC}\), E∈BC)
Do đó: ΔADB=ΔEDB(cạnh huyền-góc nhọn)
⇒DA=DE(hai cạnh tương ứng)(1)
c) Xét ΔDAF vuông tại A có DF là cạnh huyền(vì DF là cạnh đối diện với \(\widehat{DAF}=90^0\))
nên DF là cạnh lớn nhất trong ΔDAF(trong tam giác vuông, cạnh huyền là cạnh lớn nhất)
hay DF>DA(2)
Từ (1) và (2) suy ra DF>DE(đpcm)
a) Xét định lí Pi ta go , ta có :
\(AB^{^{ }2}\) + \(AC^2\) = \(BC^2\)
⇒\(AB^2\) + \(AC^2\) = \(3^2\) + \(4^2\)= 9 +16 = 25
\(BC^2\) = \(5^2\) = 25
⇒ \(AB^2\) + \(AC^2\) = \(BC^2\)
⇒ △ABC vuông
b) Xét △BED và △BDA có
góc EBD = góc DBA ( gt )
BD cạnh chung
⇒△BED = △BDA ( cạnh huyền - góc nhọn )
⇒DA=DE ( 2 cạnh tương ứng )
c) △DAF có : DA < DF ( vì trong tam giác vuông , cạnh huyền lớn nhất )
mà DE=DA
⇒ DE<DF (đpcm )