Thơ Đường là thơ ca do thi nhân Trung Quốc sáng tác trong 3 thế kỉ (TK VII - X).
Thơ Đường gồm 4 giai đoạn:
+ Sơ Đường (TK VII - VIII)
+ Thịnh Đường (TK VIII)
+ Trung Đường (TK VIII - IX)
+ Vãn Đường (TK IX - X)
Các nhà thơ tiêu biểu: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Hạ Tri Chương, Bạch Cư Dị, Vương Bột, ...
Thơ Đường luật gồm 4 thể thơ:
+ Thất ngôn tứ tuyệt.
+ Ngũ ngôn tứ tuyệt
+ Thất ngôn bát cú
+ Trường luật (hơn 10 câu trong 1 bài)
Thơ Đường hay Đường thi là toàn bộ thơ ca đời Đường được các nhà thơ người Trung Quốc sáng tác trong khoảng từ thế kỉ 7 - 10 (618 - 907). Các sáng tác của hàng nghìn nhà thơ đời Đường được bảo tồn trong cuốn Toàn Đường thi gồm 48.900 bài. Đời Thanh chọn 300 bài do Hành Đường thoái sĩ và Trần Uyển Tuấn bổ chú thành Đường thi tam bách thủ được phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc, Việt Nam...
Thơ Đường có thể chia ra làm 4 giai đoạn: Sơ Đường (618 - 713), Thịnh Đường (714 - 766), Trung Đường (766 - 835), Vãn Đường (835 - 907).
Chúc bạn học tốt!
Thơ Đường luật hay thơ cận thể là thể thơ đặt ra từ đời nhà Đường (618-907) bên Trung Hoa, phải tuân theo luật lệ nhất định. Thơ Đường luật và thơ Đường là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau:
- Thơ Đường luật: là thơ làm theo Thi luật đặt ra từ đời nhà Đường bên Trung Hoa. Sang Việt Nam, Thi luật được gọi là thể thơ Đường luật;
- Thơ Đường hay Đường thi: là những bài thơ của các thi sĩ Trung Hoa làm dưới thời nhà Đường, nổi tiếng nhất là 300 bài được gọi là Đường thi tam bách thủ. Trong số đó có một số được làm theo thể thơ Đường luật, số còn lại làm theo các thể thơ khác, phần lớn là thơ cổ phong.
Tứ tuyệt và bát cú
Theo số câu trong bài, thơ Đường luật chia ra làm hai lối: Tứ tuyệt và Bát cú
- Tứ tuyệt: 4 câu
- Bát cú: 8 câu
Trong hai lối ấy, lối bát cú là lối chính, mà bát cú vần bằng là phổ biến hơn cả.