=> Bằng các biện pháp tu từ, bài thơ giúp người đọc cảm nhận được bức tranh thiên nhiên đẹp, giàu chất họa, chất nhạc và ấm áp tình người. Đồng thời ta còn rung động trước vẻ đẹp tâm hồn của Bác: sự hòa quyện giữa tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước, phong thái ung dung, lạc quan của Người.
Tham Khảo
Chỉ với hai câu đầu bài thơ “Cảnh khuya”, Bác Hồ đã vẽ lên một khung cảnh thiên nhiên núi rừng hoang sơ vô cùng tĩnh lặng, nhưng đẹp mộng mơ:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
Đọc câu thơ đầu tiên, ta thấy được sự tài tình của Bác thông qua lối so sánh độc đáo. “Tiếng suối” được ví von như “tiếng hát xa”, đặc biệt hơn đó là tiếng suối được cảm nhận bằng thính giác, gợi cho ta một cảm giác đó là con suối này rất trong trẻo, tươi mát.
Lối so sánh giữa thiên nhiên (tiếng suối) với con người (qua tiếng hát) tạo một cảm giác gần gũi, tâm hồn của nhà thơ như hòa chung nhịp với cảnh vật núi rừng Tây Bắc.
Với câu thơ đầu này, ta cũng cũng có thể cảm nhận được sự tĩnh lặng của không gian núi rừng, tiếng suối trong vô cùng êm ái nhẹ nhàng đi vào lòng người.
Trong khi đang mải mê lắng nghe tiếng suối trong văng vẳng từ đằng xa thì Bác bất giác nhận ra vẻ đẹp tuyệt vời từ khung cảnh đêm trăng chiếu xuống mặt đất ngay cạnh mình.
“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
Nếu như ở câu trước, Bác vẽ ra khung cảnh núi rừng hoang sơ, mơ hồ bằng âm thanh của tiếng suối thì ở câu thơ này, một “bức tranh thực” được hiện ra rõ nét. Đó là hình ảnh của ánh “trăng” sáng và cây “cổ thụ”, chúng không xuất hiện trong thơ một cách đơn điệu mà được tác giả cảm nhận với vẻ đẹp riêng, “lồng” vào nhau một cách tinh tế, nhẹ nhàng.
Cảnh vật thiên nhiên bỗng trở nên gần gũi, quấn quýt đan xen vào nhau, tạo ra một bức tranh hoàn mỹ, ánh trăng sáng “lồng” vào tán cây cổ thụ để từ đó, cây cổ thụ in hình những bông "hoa" vô hình trên mặt đất. Bức tranh đầy đủ tầng lớp, màu sắc được Bác tô điểm và nhấn nhá theo riêng của Người nhưng đã thể hiện được sự cảm nhận tinh tế của một thi sĩ yêu nước đang trong tâm trạng bộn bề những lo âu nhưng trước cái ảnh đẹp của thiên nhiên vẫn không thể làm ngơ.
Nghệ thuật điệp từ “lồng” trong câu thơ này thể hiện được sự ý đồ của tác giả để thể hiện rõ nét chiều sâu của bức tranh núi rừng nơi Người đang thao thức.
điệp ngữ: lồng , chưa ngủ
so sánh:tiếng suối-tiếng hát, cảnh vật đẹp-bức tranh
điệp ngữ "lồng" tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo cho cảnh vật về đêm
điệp ngữ "chưa ngủ" thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ không hẳn vì cảnh khuya quá đẹp mà đấy còn là sự thổn thức của một vị lãnh tụ lúc nào cũng lo nghĩ cho dân, cho nước.
So sánh tiếng suối chảy róc rách,văng vẳng với tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cảnh vật trở nên gần gũi, cần thiết.
So sánh cảnh vật đẹp như một bức tranh qua cái nhìn của nhà thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Bác.
tiếng suối trong như tiếng hát xa
BP tu từ: so sánh
tác dụng: để ví tiếng suối trong rừng việt bắc vang vọng đáng sợ
trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
BP tu từ: điệp từ lồng
tác dụng: để làm cho các sự vật trong đêm được lồng ghép vào nhau và tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp
- Các biện pháp tu từ sử dụng trong bài thơ:
+ So sánh : Tiếng suối – tiếng hát; cảnh vật đẹp- bức tranh.
- Tác dụng:
+ So sánh tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng như tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cho cảnh vật trở nên gần gũi, thân thiết.
+ So sánh cảnh vật đẹp như một bức tranh qua cái nhìn của nhà thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm của Bác.
điệp ngữ: lồngđiệp ngữ "lồng" tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo cho cảnh vật về đêm |
So sánh tiếng suối chảy róc rách,văng vẳng với tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cảnh vật trở nên gần gũi, cần thiết.