Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
li sa cu te

Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

(Cảnh khuya-Hồ Chí Minh)

Trần My
19 tháng 7 2017 lúc 20:31

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Lối so sánh của Bác thật kì lạ! Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy. Dòng suối ấy hẳn rất ngọt lành, trong mát, đó hẳn cũng là thứ quà riêng mà thiên nhiên núi rừng ban tặng riêng cho những người chiến sĩ trên đường hành quân xa xôi mệt mỏi. Chẳng những vậy, tiếng suối trong nhưng là “trong như tiếng hát xa”. “Tiếng hát xa” là thứ âm thanh rất đặc biệt. Đó phải là tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ xa con người vẫn có thể cảm nhận được. Đó cũng là tiếng hát vang lên trong thời khắc yên lặng bởi nếu không, nó sẽ bị lẫn vào biết bao âm thanh phức tạp của sự sống, liệu từ xa, con người còn có thể cảm nhận được? Điều thú vị trong câu thơ của Bác Hồ là một âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người. Điều đó thể hiện cảm hứng nhân vãn sâu sắc trong những vần thơ của Bác.

Cảnh đêm khuya hẳn trong trẻo, tĩnh lặng đến nhường nào Người mới có thế lắng nghe được tiếng suối long lanh ấy. Điều này không khó hiểu bởi không gian núi rừng thường được bao phủ bởi nhịều âm thanh phong phú: tiếng chim kêu, tiếng gió thổi, tiếng cây rừng xao xác tiếng muông thú gọi bầy... Trong bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc”, Bác đã từng viết:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Hai từ "lồng" cùng nằm trong một câu thơ tạo những ấn tượng rất đặc biệt. "Lồng" là dộng từ chỉ việc các vật nằm vào trong một cách thặt khớp để tạo thành một chỉnh thể. Câu thơ hữu tình như một bức tranh duyên: ánh trăng mênh mông toả sáng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng cây cổ thụ lại dịu dàng phủ mình lên những nhành hoa. Bác dùng từ "lồng" rất "đắt", nó trở thành "nhãn tự" cho câu thơ. Chỉ với một từ ấy, cảnh vật như đang giao hoà, nương dựa vào nhau một cách duyên dáng, đáng yêu. Đôi mắt người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh thật hữu tình, bác ái.... :|

Phan Phương
19 tháng 7 2017 lúc 21:05

Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng thiên tài của dân tộc nhưng đồng thời, Người cũng là một nhà thơ sánh vai cùng những thi nhân của Đông Tây kim cổ. Trong những năm tháng chiến đấu chống Pháp gian khổ của dân tộc, bên cạnh những chủ trương, chiến lược đánh đuổi giặc tài tình, Người còn có những vần thơ khiến lòng người rung động. “Cảnh khuya” là một thi phẩm trong số ấy:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Bài thơ ra đời giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta đang hồi gay go, quyết liệt: năm 1947. Trên chiến khu Việt Bắc, sau những giờ phút mỏi mệt, trong cảnh đêm của núi rừng, Người bồi hồi xúc động trước cảnh đêm khuya êm ái. Điều đầu tiên Bác cảm nhận được nơi thiên nhiên hoang sơ là tiếng suối róc rách tuôn theo dòng chảy:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Lối so sánh của Bác thật kì lạ! Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy. Dòng suối ấy hẳn rất ngọt lành, trong mát, đó hẳn cũng là thứ quà riêng mà thiên nhiên núi rừng ban tặng riêng cho những người chiến sĩ trên đường hành quân xa xôi mệt mỏi. Chẳng những vậy, tiếng suối trong nhưng là “trong như tiếng hát xa”. “Tiếng hát xa” là thứ âm thanh rất đặc biệt. Đó phải là tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ xa con người vẫn có thể cảm nhận được. Đó cũng là tiếng hát vang lên trong thời khắc yên lặng bởi nếu không, nó sẽ bị lẫn vào biết bao âm thanh phức tạp của sự sống, liệu từ xa, con người còn có thể cảm nhận được? Điều thú vị trong câu thơ của Bác Hồ là một âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người. Điều đó thể hiện cảm hứng nhân vãn sâu sắc trong những vần thơ của Bác.

Thảo Phương
1 tháng 7 2018 lúc 9:09

- Các biện pháp tu từ sử dụng trong bài thơ:
+ So sánh : Tiếng suối – tiếng hát; cảnh vật đẹp- bức tranh.

- Tác dụng:
+ So sánh tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng như tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cho cảnh vật trở nên gần gũi, thân thiết.
+ So sánh cảnh vật đẹp như một bức tranh qua cái nhìn của nhà thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm của Bác.

Thiên Chỉ Hạc
1 tháng 7 2018 lúc 9:52

Các biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn thơ :
+ điệp ngữ: lồng , chưa ngủ
+ so sánh:tiếng suối-tiếng hát, cảnh vật đẹp-bức tranh
+ điệp ngữ "lồng" tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo cho cảnh vật về đêm
+ điệp ngữ "chưa ngủ" thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ không hẳn vì cảnh khuya quá đẹp mà đấy còn là sự thổn thức của một vị lãnh tụ lúc nào cũng lo nghĩ cho dân, cho nước.
+ So sánh tiếng suối chảy róc rách,văng vẳng với tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cảnh vật trở nên gần gũi, cần thiết.
+ So sánh cảnh vật đẹp như một bức tranh qua cái nhìn của nhà thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Bác

 ♫ Love Music  ♫
20 tháng 7 2017 lúc 16:02
Gửi bài tập cần làm >>Bài tập tôi đã gửi lênLời giải tôi đã gửi lênGửi chia sẻ phương pháp học tập Tìm theo Lớp học Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6 + Âm nhạc + Mỹ thuật + Toán học + Vật lý + Hóa học + Ngữ văn + Tiếng Việt + Tiếng Anh + Đạo đức + Khoa học + Lịch sử + Địa lý + Sinh học + Tin học + Lập trình + Công nghệ + Thể dục + Giáo dục Công dân + Giáo dục Quốc phòng - An ninh + Ngoại ngữ khác + Khác Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Đại học Trình độ khác Tìm theo Môn học Âm nhạc Mỹ thuật Toán học Vật lý Hóa học Ngữ văn + Lớp 1 + Lớp 2 + Lớp 3 + Lớp 4 + Lớp 5 + Lớp 6 + Lớp 7 + Lớp 8 + Lớp 9 + Lớp 10 + Lớp 11 + Lớp 12 + Đại học + Trình độ khác Tiếng Việt Tiếng Anh Đạo đức Khoa học Lịch sử Địa lý Sinh học Tin học Lập trình Công nghệ Thể dục Giáo dục Công dân Giáo dục Quốc phòng - An ninh Ngoại ngữ khác Xác suất thống kê Tài chính tiền tệ Khác

== Môn học == Âm nhạc Mỹ thuật Toán học Vật lý Hóa học Ngữ văn Tiếng Việt Tiếng Anh Đạo đức Khoa học Lịch sử Địa lý Sinh học Tin học Lập trình Công nghệ Thể dục Giáo dục Công dân Giáo dục Quốc phòng - An ninh Ngoại ngữ khác Xác suất thống kê Tài chính tiền tệ Khác == Trình độ lớp == Đại học Cấp 3 (Trung học phổ thông) - Lớp 12 - Lớp 11 - Lớp 10 Cấp 2 (Trung học cơ sở) - Lớp 9 - Lớp 8 - Lớp 7 - Lớp 6 Cấp 1 (Tiểu học) - Lớp 5 - Lớp 4 - Lớp 3 - Lớp 2 - Lớp 1 Trình độ khác Gửi bài tập bạn cần làm

Bài tập | Bài tập chưa có lời giải >> | Bài tập tôi đã gửi lên >> | Phương pháp Học tập >> | Gửi bài tập >>

Viết đoạn văn phân tích tác dụng của phép tu từ trong bài thơ Cảnh khuya - Hồ Chí Minh: Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa, Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

tran anh thư
Thứ 6, ngày 31/03/2017 20:14:46
Ngữ văn - Lớp 6 | Ngữ văn | Lớp 6
756 lượt xem Viết đoạn văn phân tích tác dụng của phép tu từ trong bài thơ Cảnh khuya - Hồ Chí Minh
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà,
3.7 26 sao / 7 đánh giá
5 sao - 4 đánh giá
4 sao - 1 đánh giá
3 sao - 0 đánh giá
2 sao - 0 đánh giá
1 sao - 2 đánh giá
Điểm 3.7 SAO trên tổng số 7 đánh giá
Lời giải / Bình luận
Giải thưởng Cộng Một (+1) trên Lazi
Danh sách thưởng tháng 6 năm 2017
Giới Thiệu Thành Viên và Cuộc Thi Viết
Xem Bài Dự Thi Cuộc Thi Viết
Bảng thống kê Kết quả chung
Giới thiệu sách hay: ĐẮC NHÂN TÂM
Lưu ý: Bạn có thể gửi lời giải, đáp án khác nếu thấy chưa đúng!
Thiện Lê +1đ điểm giá trị
Thứ 6, ngày 31/03/2017 20:27:57
các biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn thơ
điệp ngữ: lồng , chưa ngủ
so sánh:tiếng suối-tiếng hát, cảnh vật đẹp-bức tranh
điệp ngữ "lồng" tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo cho cảnh vật về đêm
điệp ngữ "chưa ngủ" thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ không hẳn vì cảnh khuya quá đẹp mà đấy còn là sự thổn thức của một vị lãnh tụ lúc nào cũng lo nghĩ cho dân, cho nước.
So sánh tiếng suối chảy róc rách,văng vẳng với tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cảnh vật trở nên gần gũi, cần thiết.
So sánh cảnh vật đẹp như một bức tranh qua cái nhìn của nhà thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Bác edu0edu0+1 nếu thích, -1 nếu không thích
Trinh Le +1đ điểm giá trị
Thứ 6, ngày 31/03/2017 20:32:12
Trong không khí thanh vắng, trên nền âm thanh là tiếng suối xa xa trong trẻo qua biện pháp nghệ thuật so sánh tiếng suối như tiếng hát nhẹ nhàng của con người, hiện lên trước mắt người đọc một bức tranh thuỷ mặc với những mảng trắng đen rất rõ:
"Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa ."
Điệp từ "lồng" được sử dụng thật đắt, thật hay bởi nó khiến cho bức tranh đêm trăng rừng khuya không chỉ có tầng lớp , đan cài, quấn quýt, mà còn tạo nên vẻ đẹp lung linh, chỗ đậm chỗ nhạt rất ấn tượng.
Một cảnh lớn, nét bút đậm như vút lên cao: ánh trăng chiếu sáng cây cổ thụ giữa rừng khuya. Một cảnh nhỏ ở tầng thấp vẽ bằng nét bút mảnh mai nhưng tỉ mỉ hơn: Bóng cây, lá ngả vào hoa thành những mảng đen tương phản với những bông hoa khác, ánh trăng chiếu vào càng sáng lấp lánh. Chỉ có hai màu sáng - tối, trắng - đen mà người đọc có thể hình dung đủ trăm nghìn màu sắc.
nếu 2 câu đầu là nói đến cảnh đẹp ở chiến khu VB thì 2 câu sau nói đến tâm tư,tình cảm của tác giả.điệp từ chưa ngủ đã thể thể hiện rõ điều đó.bác hồ chưa ngủ vì cảnh đẹp nhưng cũng vì nước nhà đang chiến tranh.Bác đang suy nghĩ về các chiến lược ,vì vậy mà Bác chưa ngủ .Diệp từ chưa ngủ đã làm nổi bật lên tâm hồn của người cha già kính yêu.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
qua bài thơ cho ta thấy được các biện pháp tu từ đã làm nổi bật được tình yêu thiên nhiên đất nước của chủ tịch hồ chí minh
Huong San
1 tháng 7 2018 lúc 14:22

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Lối so sánh của Bác thật kì lạ! Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy. Dòng suối ấy hẳn rất ngọt lành, trong mát, đó hẳn cũng là thứ quà riêng mà thiên nhiên núi rừng ban tặng riêng cho những người chiến sĩ trên đường hành quân xa xôi mệt mỏi. Chẳng những vậy, tiếng suối trong nhưng là “trong như tiếng hát xa”. “Tiếng hát xa” là thứ âm thanh rất đặc biệt. Đó phải là tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ xa con người vẫn có thể cảm nhận được. Đó cũng là tiếng hát vang lên trong thời khắc yên lặng bởi nếu không, nó sẽ bị lẫn vào biết bao âm thanh phức tạp của sự sống, liệu từ xa, con người còn có thể cảm nhận được? Điều thú vị trong câu thơ của Bác Hồ là một âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người. Điều đó thể hiện cảm hứng nhân vãn sâu sắc trong những vần thơ của Bác.

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
8 tháng 7 2019 lúc 18:53

Hình ảnh so sánh: Tiếng suối như tiếng hát có tác dụng khắc họa âm thanh tiếng suối trong đêm khuya, gợi không gian tĩnh lặng; cách so sánh hiện đại mà độc đáo khiến cảnh rừng khuya không lạnh lẽo mà trở nên có sức sống và ấm áp tình người. Điệp từ lồng với các hình ảnh: trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa gợi cảnh đẹp thơ mộng, huyền ảo. Không chỉ tái hiện một đêm trăng rất sáng mà còn diễn tả rất sinh động sự quấn quýt, hòa hợp giữa cây và hoa tạo nên một bức tranh có đường nét, hình khối, tầng bậc… Điệp ngữ chưa ngủ mở ra hai trạng thái cảm xúc trong tâm hồn Bác: rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên và thao thức vì lo nghĩ việc nước.

=> Bằng các biện pháp tu từ, bài thơ giúp người đọc cảm nhận được bức tranh thiên nhiên đẹp, giàu chất họa, chất nhạc và ấm áp tình người. Đồng thời ta còn rung động trước vẻ đẹp tâm hồn của Bác: sự hòa quyện giữa tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước, phong thái ung dung, lạc quan của Người.

momochi
16 tháng 7 2019 lúc 9:05

Các biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn thơ :
+ điệp ngữ: lồng , chưa ngủ
+ so sánh:tiếng suối-tiếng hát, cảnh vật đẹp-bức tranh
+ điệp ngữ "lồng" tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo cho cảnh vật về đêm
+ điệp ngữ "chưa ngủ" thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ không hẳn vì cảnh khuya quá đẹp mà đấy còn là sự thổn thức của một vị lãnh tụ lúc nào cũng lo nghĩ cho dân, cho nước.
+ So sánh tiếng suối chảy róc rách,văng vẳng với tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cảnh vật trở nên gần gũi, cần thiết.
+ So sánh cảnh vật đẹp như một bức tranh qua cái nhìn của nhà thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Bác

chúc bạn học tốt !


Các câu hỏi tương tự
WasTaken DRACO
Xem chi tiết
Tạ Kiều Anh
Xem chi tiết
selena gomez
Xem chi tiết
Hoàng Phương Oanh
Xem chi tiết
Tiến Đạt
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Mãnh
Xem chi tiết
Nguyễn Bình Minh
Xem chi tiết
WasTaken DRACO
Xem chi tiết
WasTaken DRACO
Xem chi tiết