Bài 6: Biện pháp sử dụng, bảo vệ và cải tạo đất

nhi đặng

Cây mía được bón theo cách nào?

Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên được sử dụng cho loại cây nào?

Nêu quy trình làm đất và bón phân lót của cây cà rốt và cây xà lách?

Phân đạm chủ yếu được bón theo hình thức nào?

{__Shinobu Kocho__}
2 tháng 12 2019 lúc 20:25

Cây mía được bón theo cách nào?

- Cần phải bón lót cho mỗi ha từ khoảng 1 đến 1.5 tấn vôi bột trước khi làm đất và 20 đến 30 tấn phân hữu cơ khi trồng nếu đó là mía tơ. - Cần phải bón từ 20 đến 30 tấn phân hữu cơ/ha và bón vào rãnh sát hàng mía rồi vùi phân lại nếu đó là mía gốc. - Bón lót vào rãnh cây mía sau khi trồng đối với mía tơ. - Bón ngay sau khi đốn với mía gốc có tưới. - Nên bón thúc lần 1 khi kết thúc đợt nảy mầm và cây mía bắt đầu đẻ nhánh tức là vào khoảng từ 30 đến 40 ngày sau khi trồng ở dòng mía tơ và từ 35 đến 40 ngày đối với dòng mía gốc. - Trường hợp mía trồng vụ 2 thông thường lúc này sẽ là cuối mùa mưa thì chúng ta cần phải bón thúc lần 1 vào đầu mùa mưa năm sau và bón thúc lần 2 cách lần 1 từ 35 đến 40 ngày.

Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên được sử dụng cho loại cây nào?

Biện pháp cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên được áp dụng cho đất chua – SGK trang 15

Nêu quy trình làm đất và bón phân lót của cây cà rốt và cây xà lách?

Cây cà rốt là cây lấy củ nên cần bón phân sớm, bón tập trung và bón cân đối; hạn chế bón đạm, nhất là bón đạm muộn; không nên phun các chất kích thích sinh trưởng. Cụ thể cách bón và liều lượng bón như sau:

– Trộn toàn bộ phân chuồng ủ mục hoặc phân vi sinh với phân lân supe Lâm Thao rồi đem bón lót bằng cách rắc đều trên mặt luống, nếu lượng phân ít có thể chỉ rắc theo 3 đường kẻ trên mặt luống;

– Bón thúc lần 1 khi cây có lá thật (xoay lá); sử dụng phân đạm từ 1-1,5 kg/sào; hòa đạm loãng vào nước rồi tưới đều cho cây (tưới bằng doa);

– Bón thúc lần 2 sau khi tỉa cây sơ bộ (khi cây có 3-4 lá thật); bón đạm ure với lượng 2kg/sào;

– Bón thúc lần 3 sau khi tỉa định cây lần cuối (rễ đã phát triển to bằng que đan); bón đạm urê: 3 kg/sào; ka ly: 2- 3 kg/sào (tưới đạm, kaly riêng);

– Bón thúc lần 4 sau khi củ đã hình thành; bón ka ly từ: 3-4 kg/sào. Căn cứ vào thời tiết, chất đất, sinh trưởng cây trồng để quyết định lượng đạm bón cho phù hợp hoặc chỉ bón (tưới) dặm những chỗ cây có biểu hiện thiếu đạm. Nếu thừa đạm sẽ tốt lá mà không xuống củ; khắc phục bằng cách hạn chế tưới, cắt bớt lá già, lá gốc, lá sâu bệnh.

Phân đạm chủ yếu được bón theo hình thức nào?

Tham khảo tại:http://gfc.vn/phan-dam-lan-kali.html

Chúc bạn học tốt ^^

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
tue pham
Xem chi tiết
Nguyễn Quốc Đại
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Vyy
Xem chi tiết
Tiến Vipper
Xem chi tiết
Kiều Duyên Võ
Xem chi tiết
Gia Bao Tran
Xem chi tiết
Trần Lê Việt Hoàng
Xem chi tiết
ﺹGàღČøñ彡
Xem chi tiết