Bài 16: Gieo trồng cây nông nghiệp

Nội dung lý thuyết

Bài 16: Gieo trồng cây công nghiệp

Tóm tắt lý thuyết

I. Thời vụ gieo trồng

1. Căn cứ để xác định thời vụ gieo trồng

  • Khí hậu.

  • Loại cây trồng.

  • Thời kì phát sinh sâu bệnh.

2. Các vụ gieo trồng:

  • Vụ đông xuân: từ tháng 11 đến tháng 4, tháng 5 năm sau; trồng lúa ngô, đỗ lạc, cây ăn quả…

  • Vụ hè thu: từ tháng 4 → 7; trồng lúa, ngô, khoai.

  • Vụ mùa: từ 6 11; trồng lúa, rau

  • Vụ đông: từ 9 12; trồng lúa, ngô, đỗ, tương, khoai,rau.

II. Kiểm tra và xử lý hạt giống

1. Kiểm tra hạt giống

  • Nhằm phát hiện hạt tốt để dùng, hạt xấu sẽ loại bỏ.

  • Hạt giống đem gieo phải đạt các tiêu chí :

    • Tỷ lệ nảy mầm cao

    • Không có sâu bệnh

    • Độ ẩm thấp

    • Không lẫn giống khác và cỏ dại

    • Sức nảy mầm mạnh

    • Kích thước hạt to

2. Xử lý hạt giống

  • Xử lý hạt giống có tác dụng vừa kích thích hạt nẩy mầm nhanh, vừa diệt trừ sâu bệnh có ở hạt

  • Có 2 cách xử lý:

    • Xử lý bằng nhiệt độ

    • Xử lý bằng hóa chất

Bảng 1: Nhiệt độ và thời gian xử lý một số loại hạt giống

STT Hạt giống Nhiệt độ nước (oC) Thời gian ngâm (phút)
1 Lúa 54 10
2 Ngô 40 10
3 Dưa chuột 50 120
4 Hành tây 50 25
5 Cà chua 50 25
6 Cà các loại 50 30
7 Cải bắp 50 15

 

Bảng 2: Loại thuốc và khối lượng thuốc xử lý trên 1 kg hạt.

STT Hạt giống Loại thuốc Khối lượng xử lý (g/kg) và thời gian ngâm Diệt loại bệnh
1 Cà rốt, cải bắp, dưa chuột TMTD 8 Nấm, vi khuẩn
2 Cà chua, dưa chuột, hành tây Grandzan 4 Nấm
3 Lúa Furadan 34% Ngâm trong 24 giờ Nấm

III. Phương pháp gieo trồng

1. Yêu cầu kĩ thuật:

  • Đảm bảo: 

    • Thời vụ

    • Mật độ

    • Khoảng cách

    • Độ nông sâu

2. Phương pháp gieo trồng

a/ Gieo bằng hạt:

  • Áp dụng đối với cây trồng ngắn ngày (lúa, ngô, đỗ, rau..) và trong các vuờn ươm cây

  • Cách gieo:

    • Gieo vãi:

      • Ưu điểm: nhanh, ít tốn công

      • Nhược điểm: số lượng hạt nhiều, chăm sóc khó khăn

    • Gieo theo hàng, hốc

      • Ưu điểm:Tiết kiệm hạt giống, chăm sóc dễ dàng

      • Nhược điểm: Tốn nhiều công

b/ Trồng bằng cây con:

  • Áp dụng rộng rãi với nhiều loại cây trồng ngắn ngày và dài ngày  

Bài tập minh họa

Bài 1:

Vì sao phải gieo trồng đúng thời vụ?

Hướng dẫn giải

  • Thời vụ gieo trồng là do con người đặt ra căn cứ theo kinh nghiệm từ xa xưa để lại. Người xưa căn cứ vào điều kiện tự nhiên của từng vùng và quy luật diễn biến khí hậu theo năm để xác định thời vụ cho hợp lý. Trồng đúng thời vụ giúp cây trồng có điều kiện thuận lợi nhất để sinh trưởng, phát triển và từ đó cho năng suất tối đa so với tiềm năng của nó. 

  • Mặt khác, trồng đúng thời vụ còn giúp cho cây khoẻ, tạo cho nó có tính chống chịu tốt nhất với các đối tượng sâu bệnh hại trên đồng ruộng. 

Bài 2:

Xử lí hạt giống nhằm mục đính gì? Ở địa phương em có tiến hành xử lí hạt giống không , nếu có thì thường xử lí theo cách nào?

Hướng dẫn giải

  • Xử lý hạt giống bằng cách ngâm vào hóa chất, để diệt trừ các mầm bệnh, trừ rầy khi cây mới mọc như ngâm giống lúa vào dung dịch Actara, Cruiser Plus của công ty sygienta để chống được bệnh bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá và lùn sọc đen.

  • Có 2 cách để xử lý hạt giống:

    • Xử lý bằng nhiệt độ: tỉ lệ 3 sôi 2 lạnh để kích thích hạt giống mọc khỏe và đều

    • Xử lý bằng hóa chất.

Bài 3:

Em hãy nêu Ưu, nhược điểm của các phương pháp gieo trồng?

Hướng dẫn giải

  • Gieo bằng hạt

    • Ưu điểm: tốn ít công lao động, đơn giản, dễ làm, nhanh

    • Nhược điểm: không đảm bảo được mật độ khoảng cách giữa các cây với nhau, độ nông sâu của cây so với mặt đất, thất thoát nhiều vì sâu kiến

  • Trồng cây con:

    • Ưu điểm: ít thất thoát hạt giống, đảm bảo về mật độ, khoảng cách, độ nông sâu

    • Nhược điểm: lâu, tốn công, yêu cầu kỹ thuật cao hơn

Lời kết

Sau khi học xong bài Gieo trồng cây công nghiệp, các em cần ghi nhớ những nội dung chính sau đây:

  • Nắm được mùa vụ gieo trồng; cách kiểm tra, xử lí hạt giống trước khi gieo trồng.

  • Nắm được các phương pháp gieo trồng cây nông nghiệp.

  • Vận dụng vào sản xuất tại gia đình và địa phương.