Bài 8: Thực hành nhận biết một số loại phân bón hoá học thông thường

Nội dung lý thuyết

Bài 7: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt

Tóm tắt lý thuyết

Dựa vào một số tính chất của phân bón như: đọ hòa tan, màu sắc, mùi, người ta có thể phân biệt được một số loại phân bón thường dùng trong nông nghiệp (đạm, lân, kali và vôi).

I - VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ CẦN THIẾT

  • Mẫu phân hóa học thường dùng trong sản xuất
  • Ống nghiệm thủy tinh hoặc cốc thủy tinh loại nhỏ
  • Đèn cồn
  • Than củi
  • Kẹp sắt gắp than
  • Thìa nhỏ
  • Diêm hoặc bật lửa
  • Nước sạch

II - QUY TRÌNH THỰC HÀNH

1. Phân biệt nhóm phân bón hòa tan và nhóm ít hòa tan

Hình 1. Phân biệt nhóm phân bón hòa tan và nhóm ít hòa tan

  • Bước 1. Lấy một lượng phân bón bằng hạt ngô cho vào ống nghiệm
  • Bước 2. Cho 10 đến 15 ml nước sạch vào và lắc mạnh trong 1 phút
  • Bước 3. Để lắng từ 1 đến 2 phút. Quan sát mức độ hòa tan
    • Nếu thấy hòa tan: đó là phân đạm và phân kali
    • Không hoặc ít hòa tan: đó là phân lân và vôi

2. Phân biệt trong nhóm phân bón hòa tan (phân đạm và phân kali)

  • Bước 1. Đốt cục than củi trên đèn cồn đến khi nóng đỏ

Hình 2. Đốt cục than củi trên đèn cồn đến khi nóng đỏ

  • Bước 2. Lấy một ít phân bón khô rắc lên cục than củi đã nóng đỏ
    • Nếu có mùi khai (mùi của amôniac) đó là phân đạm
    • Nếu không có mùi khai đó là phân kali

Hình 3. Lấy một ít phân bón khô rắc lên cục than củi đã nóng đỏ

3. Phân biệt trong nhóm phân bón ít hoặc không hòa tan (Phân lân và vôi)

Quan sát màu sắc:

  • Nếu phân bón có màu nâu, nâu sẫm hoặc trắng xám như xi măng, đó là phân lân
  • Nếu phân bón có màu trắng, dạng bột, đó là vôi

Bảng kết quả thực hành:

Mẫu phân Có hòa tan không? Đốt trên than củi nóng đỏ có mùi khai không? Màu sắc? Loại phân
Mẫu 1   Đạm
Mẫu 2 Không   Xám Lân
Mẫu 3 Không   Kali
Mẫu 4 Không   Trắng Vôi

Bảng 1. Bảng kết quả thực hành phân biệt các nhóm phân bón

III - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

Tiêu chí đánh giá kết quả thực hành:

  • Chuẩn bị đủ dụng cụ thực hành có chất lượng:   2 điểm
  • Thực hành theo đúng quy trình:                          1 điểm
  • Kết quả thực hành chính xác:                              2 điểm
  • Đảm bảo trật tự, an toàn:                                     3 điểm
  • Vệ sinh nơi thực hành sạch sẽ gọn gàng:            2 điểm

Lời kết

Sau khi học xong Bài 8: Thực hành: Nhận biết một số loại phân bón hóa học thông thường, các em cần ghi nhớ các nội dung:

  • Qui trình phân biệt nhóm phân bón hòa tan và nhóm ít hòa tan gồm 3 bước:

    • Bước 1. Lấy một lượng phân bón bằng hạt ngô cho vào ống nghiệm

    • Bước 2. Cho 10 đến 15 ml nước sạch vào và lắc mạnh trong 1 phút

    • Bước 3. Để lắng từ 1 đến 2 phút. Quan sát mức độ hòa tan

  • Qui trình phân biệt nhóm phân bón hòa tan (phân đạm và phân kali) gồm 2 bước:

    • Bước 1. Đốt cục than củi trên đèn cồn đến khi nóng đỏ

    • Bước 2. Lấy một ít phân bón khô rắc lên cục than củi đã nóng đỏ

  • Cách phân biệt trong nhóm phân bón ít hoặc không hòa tan (Phân lân và vôi)