Bài 3: Một số tính chất của đất trồng

Nội dung lý thuyết

Bài 3: Một số tính chất của đất trồng

Tóm tắt lý thuyết

I. Thành phần cơ giới của đất

  • Tỷ lệ % các loại hạt cát, limon, sét trong đất là thành phần cơ giới của đất
  • Tuy tỷ lệ từng loại hạt trong đất mà chia đất thành: Đất cát, đất thịt, đất sét

II. Độ chua, độ kiềm. Khả năng giữ nước và các chất dinh dưỡng của đất

  • Độ chua, độ kiềm của đất được đo bằng độ pH
    • Đất có pH < 6,5 là đất chua
    • Đất có pH = 6,6 - 7,5 là đất trung tính
    • Đất có pH > 7,5 là đất kiềm
  • Nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn mà đất giữ được nước và các chất dinh dưỡng
  • Khả năng giữ nước và các chất dinh dưỡng của đất tốt nhất là đất sét sau đó đến đất thịt, đất cát

III. Độ phì nhiêu của đất

Là khả năng của đất cung cấp đủ nước, ôxi và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng đảm bảo năng suất cao và không chứa chất độc hại.

Bài tập minh họa

Câu 1

So sánh đất cát và đất thịt.

Gợi ý trả lời:

  • Giống nhau:
    • Có đầy đủ các thành phần của đất
  • Khác nhau:
Đất cát Đất thịt
  • Hạt cát nhiều, limon và sét ít
  • Chất dinh dưỡng ít
  • Khả năng giữ nước kém
  • Cây trồng phát triển không tốt lắm
  • Hạt cát ít, limon và sét nhiều
  • Chất dinh dưỡng nhiều
  • Khả năng giữ nước tốt hơn
  • Cây trồng phát triển tốt

Lời kết

Sau khi học xong bài 3 của chương trình môn Công nghệ 7, các em cần ghi nhớ:

  • Tỉ lệ (%) các hạt: cát, limon, set quyết định thành phần cơ giới của đất
  • Căn cứ vào độ pH, người ta chia đất thành: đất chua, đất kiềm và đất trung tính
  • Đất giữ được nước và chất dinh dưỡng là nhờ các hạt cát, limon, set và chất mùn
  • Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất có thể cho cây trồng có năng suất cao. Tuy nhiên muốn có năng suất cao phải có đủ điều kiện: đất phì nhiêu, thời tiết thuận lợi, giống tốt và chăm sóc tốt