Câu 96: Vật có khối lượng m = 200 (g), khi thực hiện dao động nhỏ với biên độ A = 4cm thì có chu kỳ là \(T=\pi\left(s\right)\) . Cơ năng của con lắc là:
A. E = 64.10-5 J B. E = 10-3 J C. E = 34.10-5 J D. E = 26.10-5 J
Câu 97: Vật có độ cứng k = 100 N/m, dao động điều hòa với biên độ A = 4 cm. Ở li độ x = 2 cm, động năng của con lắc là:
A. Eđ = 0,65 J B. Eđ = 0,05 J C. Eđ = 0,001 J D. Eđ = 0,06 J
96. Tần số góc:
\(\omega=\dfrac{2\pi}{T}=\dfrac{2\pi}{\pi}=2\left(rad/s\right)\)
Cơ năng của con lắc:
\(E=\dfrac{1}{2}m\omega^2A^2=\dfrac{1}{2}\cdot0,2\cdot2^2\cdot0,04^2=6,4\cdot10^{-4}J=64\cdot10^{-5}J\)
`=>A`
97. Cơ năng của con lắc:
\(E=\dfrac{1}{2}kA^2=\dfrac{1}{2}\cdot100\cdot0,04^2=0,08J\)
Động năng của con lắc tại `x=2cm`
\(E_đ=E-E_t=0,08-\dfrac{1}{2}\cdot100\cdot0,02^2=0,08-0,02=0,06J\)
`=>D`