Bài 1. Liên Xô và các nước Đông Âu từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX

Mii Nguyễnn

Câu 1: Những thành tựu trong công cuộc khôi phục kinh tế ở Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945-1950)

Câu 2: Trình bày hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hoạt động của ASEAN. Tại sao có thể nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, " Một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á"?

Câu 3: Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La- tinh từ sau năm 1945 được chia thành mấy giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào? Sự kiện tiêu biểu đối với một số nước Đông Nam Á trong giai đoạn một là gì ?

Câu 4: Sự ra đời nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa.

Câu 5: So sánh điểm giống và khác nhau về tình hình châu Á và châu Phi sau năm 1945.

Câu 6: Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa như thế nào trong đường lối đối ngoại?

Câu 7: Tại sao nói cuộc tấn công pháo đài Môn- ca-đa (26/07/2953) đã mở ra một giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh của nhân dân Cuba ??

Huỳnh lê thảo vy
11 tháng 10 2018 lúc 17:01

1,

Với tinh thần tự lực tự cường, nhân dân Liên Xô đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 - 1950) trong vòng 4 năm 3 tháng.

- Kinh tế:

+ Công nghiệp: được phục hồi vào năm 1947. Đến năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp tăng 73% so với mức trước chiến tranh (kế hoạch dự kiến là 48%) hơn 6200 xí nghiệp được phục hồi hoặc xây dựng mới đi vào hoạt động.

+ Nông nghiệp: sản xuất nông nghiệp năm 1950 đã đạt mức trước chiến tranh.

- Khoa học - kĩ thuật: phát triển nhanh chóng. Năm 1949, Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.

Sai lầm và chú ý: phân biệt hai giai đoạn:

- Giai đoạn Liên Xô khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai: 1945 – 1950.

- Giai đoạn Liên Xô tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội: từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70.

2,

*Hoàn cảnh ra đời:

- Sau khi giành được độc lập và đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

- Nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm: Hợp tác phát triển kinh tế, hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.

⟹ Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước thành viên: Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Xingapo, Thái Lan.

*Mục tiêu họat động:

Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nổ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.

3, Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La- tinh từ sau năm 1945 được chia thành 3 giai đoạn :

1. Giai đoạn 1 (từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX).

- Sau khi phát xít nhật đầu hàng, nhiều nước ở châu Á đã nổi dậy, thành lập chính quyền cách mạng điển hình là Việt Nam, Inđônêxia, Lào.

- Phong trào lan nhanh ra các nước Nam Á và Bắc Phi điển hình là Ấn Độ (1946-1950) và Ai Cập (1952).

- Đến năm 1960, 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập (Nam châu Phi)

- Ngày 1/1/1959, cách mạng Cu-ba thành công.

Tóm lại đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân cơ bản đã bị sụp đổ. Đến năm 1967, hệ thống thuộc điạ tập trung ở miền Nam Châu Phi.

2. Giai đoạn 2 (từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX).

- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Ăngôla, Môdămbích và Ginê Bít-xao nhằm lật đổ chế độ thống trị của Bồ Đào Nha.

- Đến đầu những năm 60, nhân dân 3 nước này đã tiến hành đấu tranh vũ trang.

- Tháng 4/1974, chính quyền mới ở Bồ Đào Nha đã trao trả độc lập cho 3 nước này.

Như vậy sự tan rã của thuộc điạ Bồ Đào Nha là thắng lợi quan trọng cuả phong trào giải phóng dân tộc.

3. Giai đoạn 3 (từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX).

- Cuối những năm 70, chủ nghĩa thực dân còn tồn tại dưới “hình thức chế độ phân biệt chủng tộc A-phác-thai”.

- Sau nhiều năm đấu tranh ngoan cường và bền bỉ, chính quyền thực dân đã phải xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc của những người da đen.

- Chính quyền của người da đen được thành lập:

+ Năm 1980, Cộng hoà Dim-ba-bu-ê giành độc lập.

+ Năm 1990, Cộng hoà Na-mi-bi-a đã giành độc lập.

+ Năm 1993, Cộng hoà Nam Phi đã giành độc lập.

⟹ Như vậy hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã bị sụp đổ hoàn toàn.

4,Có ý nghĩa;

- Ngày 1/10/1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời mang ý nghĩa vô cùng to lớn:

* Đối với Trung Quốc:

- Kết thúc ách nô dịch hơn 100 năm của đế quốc và hàng nghìn năm của chế độ phong kiến.

- Đưa đất nước Trung Hoa bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do.

* Đối với thế giới:

- Hệ thống xã hội chủ nghĩa được nối liền từ châu Âu sang châu Á.

- Cỗ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, đặc biệt là Đông Nam Á


Bình luận (0)
Huỳnh lê thảo vy
11 tháng 10 2018 lúc 17:05

5,

Giống nhau:

- Điều là thuộc địa của thực dân đế quốc

- Đều có phong trào giành độc lập và giành thắng lợi

Khác nhau

Về thời gian dành độc lập mỗi địa điểm (tự liệt kê nga)

Bình luận (0)
 Lâm Huyền
12 tháng 10 2018 lúc 19:38

Câu 2:

- Hoàn cảnh ra đời của ASEAN: Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á ngày càng nhận ra sự cần thiết phải cùng nhau hợp tác và phát triển đất nước và hạn chế những ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khi vực. 8/8/1967 Hieeph hội các quốc gia Đông Nam Á(ASEAN) được thành lập gồm 5 nước:In -đô-nên-xi-a , Ma-lai-xi-a, Pho-líp-phin,Thái Lan,Xin-ga-po . -Mục tiêu: Tiến hành sự hợp tác kinh tế, văn hóa giữa các thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khi vực. - Một chương mới mở ra trrong lịch sử các nước Đông Nam Á là vì: + Năm 1984, Bru nây giành độc lập , tham gia và trở thành thành viên thứ sáu của tổ chức ASEAN +Từ đầu những năm 90, tình hình chính trị của khu vực có nhiều cải thiện rõ rệt . Xu hướng mới ad mở rộng các nước thành viên của tổ chức ASEAN. +7/1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ bảy. +9/1997, Lào và Mi-am-ma tham gia. +4/1997, Cam-pu-chia được kết nạp. Như vậy, ASEAN đã phát triển thành 10 nước. *Lần đầu tiên trong lịch sử, 10 nước Đông Nam Á đều đứng trước trong một tổ chức thống nhất. *Các nước chuyển trọng tâm sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng thành một khu vực hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh. *Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do. *Năm 1994,ASEAN lập diễn đàn khu vực với sự tham gia của 23 quốc gia trong và ngoài khu vực. -> Một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam Á.

Bình luận (0)
Huỳnh lê thảo vy
11 tháng 10 2018 lúc 17:02

6,

- Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại:

+ Trong bối cảnh "Chiến tranh lạnh”, tình hình Đông Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực.

+ Tháng 9/1954, Mĩ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO), nhằm ngăn chặn sự ảnh hưởng của CNXH và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc.

+ Thái Lan và Philipin tham gia vào khối quân sự SEATO.

+ Việt Nam, Lào, Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

+ Inđônêxia và Myanma thực hiện đường lối hòa bình trung lập.

7,

Cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa (26-7-1953) đã mở ra một giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh của nhân dân Cu-ba, vì:

- Cuộc đấu tranh tuy không giành thắng lợi nhưng tiếng súng Môn-ca-đa đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh vũ trang trên toàn đảo Cu-ba.

- Khẳng định một thế hệ chiến sĩ cách mạng mới, trẻ tuổi đầy nhiệt huyết và kiên cường nhất định sẽ làm nên thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài của nhân dân Cu-ba.



Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Đăng Khoa
Xem chi tiết
Huyền Trang
Xem chi tiết
tui vô cùng dễ thương đó
Xem chi tiết
qqqqqq
Xem chi tiết
nguoivietnam
Xem chi tiết
anh all
Xem chi tiết
Huyền Trang
Xem chi tiết
Trương Thành Lợi
Xem chi tiết
Huyền Trang
Xem chi tiết