Câu 1 : Hàm số \(y=\frac{x^2+3}{x-1}\) nghịch biến trên khoảng nào sau đây ?
A. \(\left(1;+\infty\right)\) B. ( -1 ; 3 ) C. (1;3) D. \(\left(-\infty;-1\right)\)
Câu 2 : Phương trình đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y=\frac{3x-1}{x-2}\) là :
A. y = 3 B. y = 1 C. y = 2 D. x = 2
Câu 3 : Tìm điều kiện của tham số m để đồ thị hàm số \(y=x^4-2\left(m-1\right)x^2+2\) có 3 điểm cực trị tạo thành 1 tam giác có diện tích nhỏ hơn \(4\sqrt{2}\)
A. 1 < m < 3 B. 1 < m < 2 C. m > 1 D. m < 2
Câu 4 : Tìm tất cả các giá trị của tham số m để hàm số \(y=mx^4+\left(2-m\right)x^2+1\) có hai điểm cực tiểu và một điểm cực đại ?
A. m > 2 B. m < 0 C. 0 < m < 2 D. m < 0 hoặc m > 2
1.
\(y'=\frac{x^2-2x-3}{\left(x-1\right)^2}=0\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}x=-1\\x=3\end{matrix}\right.\)
BBT:
Từ BBT ta thấy hàm đồng biến trên \(\left(-\infty;-1\right)\) và \(\left(3;+\infty\right)\)
2.
\(\lim\limits_{x\rightarrow\infty}\frac{3x-1}{x-2}=3\)
\(\Rightarrow y=3\) là tiệm cận ngang
3.
Để hàm trùng phương có 3 cực trị thì \(ab< 0\Leftrightarrow m>1\)
Khi đó:
\(y'=4x^3-4\left(m-1\right)x=0\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}x=0\\x=-\sqrt{m-1}\\x=\sqrt{m-1}\end{matrix}\right.\)
Gọi 3 điểm có hoành độ nói trên lần lượt là A; B; C \(\Rightarrow\) tam giác ABC cân tại A
\(A\left(0;2\right)\) ; \(B\left(-\sqrt{m-1};-m^2+2m+1\right)\) ; \(C\left(\sqrt{m-1};-m^2+2m+1\right)\)
Gọi H là trung điểm BC
\(y_H=\frac{y_B+y_C}{2}=-m^2+2m+1\)
\(S_{ABC}=\frac{1}{2}AH.BC=\frac{1}{2}\left|y_A-y_H\right|.\left|x_B-x_C\right|\)
\(=\left(m-1\right)^2\sqrt{m-1}< 4\sqrt{2}\)
\(\Leftrightarrow\left(m-1\right)^5< 32\Rightarrow m-1< 2\)
\(\Rightarrow m< 3\)
Vậy \(1< m< 3\)
4.
Để hàm trùng phương \(y=ax^4+bx^2+c\) có 2 cực tiểu và 1 cực đại
\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a>0\\b< 0\end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}m>0\\2-m< 0\end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow m>2\)