P/s: Bạn tham khảo nhé ;) Mk xin đc lấy bn Mới vô lm "thí nhiệm" để vd nhé >:) Mong bạn thông cảm cho mk :( Chỉ là vd thoy nhé, vd thoy, vd thoy ...
... thân mến!
Mong thư bạn hoài, hôm nay mình mới nhận được thư của bạn. Được biết bạn đoạt giải Nhất kì thi Toán khối ... toàn thành phố, mình mừng lắm! Cho mình chia vui cùng bạn nhé!
Bên cạnh niềm vui lớn ấy, có điều này khiến mình còn băn khoăn: Bạn nói là bạn vẫn chưa yêu thích môn Văn và ít dành thời giờ cho nó, vì nghĩ rằng nó không cần thiết. Mình nhớ năm ngoái, lúc hai đứa còn học chung lớp, chung trường, có lần bn nói rằng sau Khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, bạn sẽ thi vào một trường Đại học nào đó thuộc khối A. Như vậy thì chỉ cần học Văn sao cho đủ điểm trung bình là được. Mình không đồng ý với cách nghĩ ấy và chúng ta đã từng tranh luận hàng giờ với nhau. Nhân dịp này, mình trao đổi thêm với bn về chuyện học Văn nhé !
Có thể nói, lịch sử phát triển của Văn học cũng lâu đời như lịch sử phát triển của Toán học vậy. Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng Văn học như một phương tiện để lưu truyền kinh nghiệm và phản ánh đời sống xã hội. Dân tộc nào trên thế giới cũng xem Văn học là sản phẩm tinh thần cao quý của dân tộc minh.
Thông qua Văn học, chúng ta nhận thức được nhiều điều bổ ích về con người và cuộc sống trong quá khứ cũng như hiện tại. Đọc ca dao, tục ngữ hay thần thoại, cổ tích; chúng ta hình dung được tổ tiên ta ngày xưa sinh sống ra sao trong suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước. Những ước mơ, khát vọng chinh phục thiên nhiên; những bài học về đạo lí, kinh nghiệm sống được gửi gắm qua các loại Văn học từ lúc còn truyền miệng cho đến khi có chữ viết... cứ thấm dần vào máu thịt, sau một thời gian dài, tạo nên đời sống tinh thần phong phú cho mỗi con người.
Văn học hướng con người tới Chân, Thiện, Mĩ của cuộc đời. Vì vậy, nó là "món ăn" tinh thần không thể thiếu. Nó giúp con người hoàn thiện nhân cách để trở nên hữu ích hơn đối với gia đình và xã hội. Ngoài ra, Văn học còn là một phương tiện giải trí lành mạnh và bổ ích.
Tác dụng của Văn học lớn lao như thế nên việc học Văn rất cần thiết.
Chúng ta học Văn tức là học tiếng nói của dân tộc, tiếng mẹ đẻ thân yêu. Bạn cứ thử nghĩ xem, du khách nước ngoài sẽ đánh giá như thế nào vể một người Việt mà lại không rành tiếng Việt ? Điều đó sẽ gây trở ngại lớn trong học tập cũng như trong giao tiếp hằng ngày. Việc học Văn sẽ giúp chúng ta có được kĩ năng sử dụng thành thạo ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Hai kĩ năng này liên quan chặt chẽ với nhau và là cơ sở để chúng ta học tốt các môn khác. Có thể nói "không có một lĩnh vực khoa học nào lại không cần đến ngôn ngữ làm phương tiện, dưới hlnh thức này hay hình thức khác, dù ít hay nhiều.
Bên cạnh việc học tốt tiếng Việt, chúng ta còn học làm văn, tức là cách xây dựng các loại văn bản khác nhau thường sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. Một bức thư, một lá đơn, một bản báo cáo, một câu chuyện ... muốn viết cho đúng, cho hay đều phải học cả đấy bn ạ! Học và thực hành. Học ở trên lớp, học thêm ở nhà và thường xuyên đọc sách để nâng cao hiểu biết. Đó là những điểu nên làm trong quá trình học Văn.
... thân mến!
Mình biết ... say mê học Toán, thậm chí còn mơ ước sẽ trò thành một nhà Toán học trong tương lai nữa. Điều đó rất đáng quý, mình ủng hộ bạn, nhưng ai cấm một nhà Toán học vừa có tư duy chính xác lại vừa có tâm hồn phong phú, nhạy cảm của một nghệ sĩ ? Sẽ thú vị biết bao khi đọc một bà thơ, một truyện ngắn, một tiểu thuyết ta hiểu được cái hay, cái đẹp của nó và rút ra từ tác phẩm những bài học bổ ích cho mình? Hiểu được con người và cuộc sống xung quanh ta, đó là hạnh phúc, là niềm vui phải không bạn?
Văn học phản ánh cái hay, cái đẹp, cái tinh tuý của cuộc sống. Bởi vậy, nếu thiếu nó, cuộc sống sẽ tầm thường, tẻ nhạt và tâm hồn con người sỗ khô cằn. Công việc căng thẳng gây mệt mỏi cho thể xác, Văn học giải toả sự mệt mỏi ấy và làm tăng niềm vui, niềm tin cho con người. Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ nhanh chóng như hiện nay, Văn học lại càng cần thiết như khí trời và ánh sáng vậy.
Việc học Văn cần thiết như vậy nên bạn không nên coi nhẹ nó. Mình rất mong bạn sẽ dần dần yêu thích môn Văn và học tốt môn Văn như môn Toán. Khi ấy bạn sẽ thấy những lời mình trao đổi với bạn hôm nay là đúng. Con người phát triển toàn diện chính là mẫu người lí tưởng của xã hội mới, phải không bạn? Mình với bạn sẽ cùng nhau phấn đấu nhé! ... đồng ý với minh chứ?
Thôi mình tạm dừng ở đây, hẹn đến khi nghỉ hè, chúng ta sẽ trao đổi tiếp. Chúc bạn khoẻ, vui, đạt được nhiểu thành tích trong học tập và phấn đấu! Mong sớm nhận được thư của bạn!
Thân ái !
Uyên
Note: Xl bn nha :( mk ko cố ý :( Chỉ là ko có ai để lm thí nghiệm .... nên
Nguồn: ... (Đã qua chỉnh sửa) =))
Trong trường học ngoài môn Giáo dục công dân thì Ngữ Văn cũng là môn học rất quan trọng vì là môn học góp phần giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng hoàn thiện nhân cách học sinh. Mỗi bài thơ, bài văn, mỗi tác phẩm văn học trong chương trình học là một bài học đạo đức dành cho học sinh. Nếu không học môn Văn thì làm sao thế hệ trẻ ngày nay hiểu được những tấm gương chiến đấu ngoan cường của những chiến sĩ cách mạng, những người đã hy sinh xương máu nhằm giành lại độc lập, tự do để bao thế hệ ngày sau được sống yên vui, hạnh phúc? Nếu không học môn Văn thì làm sao các bạn hiểu rõ cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một bậc vĩ nhân tài đức vẹn toàn được cả thế giới kính phục? Học Văn chính là cách học làm người. Môn Văn thật sự là môn học quan trọng giúp cho học sinh học tốt các môn học khác.
Tuy nhiên những năm gần đây hiện tượng giáo viên và cả học sinh xem nhẹ môn Văn ngày càng trở nên phổ biến. Nhiều giáo viên cứ cho học sinh học rập khuôn những bài văn mẫu rồi làm theo vì vậy xảy ra các trường hợp buồn cười là trong lớp học các học sinh làm bài văn viết nhiều đoạn văn giống nhau. Ai cũng biết văn chương là cảm xúc của mỗi người nên đâu có ai giống ai. Văn mà chép của người khác lấy làm của mình thì người ta gọi là đạo văn. Đạo văn là ăn cắp tri thức, tư tưởng của người khác. Lẽ ra GV chỉ nên cho học sinh đọc các bài văn mẫu với hình thức tham khảo để giúp các em học hỏi cách hành văn. Sau đó học sinh tự làm theo cảm xúc của mình. Dù văn không hay nhưng vẫn là thành quả của mình còn hơn là sao chép của người khác.
Có một lý do nữa khiến cho các bạn học sinh ngày nay xem nhẹ môn Văn vì các bạn ấy nghĩ học giỏi môn Văn khó chọn ngành nghề sau này. Đa số các bạn thường tập trung học các môn khoa học tự nhiên như Toán, Lý, Hóa với suy nghĩ rằng học giỏi các môn này dễ thi vào trường đại học để với tương lai xán lạn và dễ có thu nhập cao. Thậm chí nhiều người còn cho rằng thời đại bùng nổ thông tin này thì có thời giờ đâu để đọc truyện, đọc văn.
Môn Văn là một môn học rất quan trọng vì dù sau này bạn có theo ngành nghề nào thì khi cần cũng phải biết viết một văn bản mạch lạcc. Nếu một người có trình độ văn hóa cao mà viết văn luộm thuộm, người đọc đọc mãi chẳng hiểu ý họ viết gì thì uy tín của người viết sẽ giảm rõ rệt.
Qua những phân tích trên cho thấy rõ ràng môn Văn có một giá trị đích thực trong nhà trường. Vì vậy nên bạn đừng coi thường môn Văn. Học tốt môn Văn, tâm hồn bạn như được nuôi dưỡng bởi một liều thuốc bổ để hoàn thiện nhân cách của mình. Khi đó, bạn sẽ biết sống thế nào cho tốt như các nhân vật chính diện và cố gắng tránh xa các thói hư, tật xấu của các nhân vật phản diện trong các tác phẩm văn học.
Giỏi Toán, mê Toán cũng là rất tốt. Nhưng nếu bạn có thành kiến với văn học, chán nản với những tiết học Văn... thì ngoài những ý kiến nêu trên, có thể xảy ra việc học lệch, điểm số không đồng đều (giỏi môn này, kém môn kia) khiến kết quả học tập không được như ý.
Các bạn chắc luôn có thắc mắc rằng " Học để làm gì, liệu những kiến thức học ở trên ghế nhà trường có giúp ích gì cho chúng ta sau này không ?". Nhưng ý nghĩa của việc học tập không chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức sẵn có khi mà một cú nhấp chuột ta có thể tìm được hầu như bất kể tri thức nào mà chúng ta cần hay việc học không chỉ phục vụ cho việc thi đỗ các kì thi học sinh giỏi, kì thi đại học ... Việc học nên được hiểu rộng hơn là một quá trình hoàn thiện bản thân mình, giúp ta học được cách tư duy, cách sống và làm việc một cách khoa học và hiệu quả.
Theo bản thân mình nghĩ rằng:
Môn toán giúp chúng ta phát triển tư duy lô-gic, tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, cách trình bày một vấn đề khoa học..
Môn văn giúp chúng ta thanh lọc tâm hồn, rèn luyện ngôn ngữ... Mỗi tác phẩm văn học đều đưa chúng ta sống một cuộc đời, một thế giới khác. Chúng ta học và cảm nhận cái hay, cái đẹp để có nhiều cảm xúc, để thêm yêu người, yêu đời.
Như vậy môn học nào cũng quan trọng cả.
Dàn bài
I) Mở bài:
- Kể qua câu chuyện ...chỉ say mê Toán và không yêu thích môn Văn của bạn em ,nêu suy nghĩ của em về việc này
- Nêu Ií do cần trao đổi với bạn về việc học Văn.
II) Thân bài:
a/ Giải thích tác dụng của Văn học:
- Văn học là sản phẩm tinh thẩn của mỗi dân tộc, là tấm gương phản ánh hiện thực xã hội. Thông qua văn học, chúng ta nhận thức được nhiểu điều bổ ích vể con người và cuộc sống trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
- Văn học là món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người. Nó làm cho tâm hồn thêm phong phú, nhạy cảm; giúp con người hoàn thiện nhân cách. Văn học còn là phương tiện giải trí lành mạnh và bổ lch.
b/ Giải thích sự cẩn thiết của việc học Văn:
- Học Văn là học tiếng mẹ đẻ, học cách diễn đạt lời ăn tiếng nói của dân tộc qua ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Hai điều này rất cần thiết đối với mỗi người.
- Sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong mọi lĩnh vực hoạt động.
- Kĩ nãng nói và viết được sử dụng hằng ngày. Nó là một phương tiện giao tiếp quan trọng (dẫn chứng).
- Học Văn để nâng cao nhận thức, bổi dưỡng tư tưởng, tình cảm, năng lực thẩm mĩ (dẫn chứng). Học Văn cũng là học đạo làm người.
c/ Nâng cao, mở rộng vấn đề:
Tác dụng của việc học tập toàn diện: làm cho con người phát triển cân đổi cả về trí tuệ lẫn tâm hổn, trở thành người hữu ích cho gia đinh và xã hội.
III) Kết bài:
- Khẳng định sự cần thiết của việc học Văn.
- Khuyên bạn nên học tốt cả Toán lẫn Văn để trở thành người toàn diện.
~ Chúc bn học tốt!~
Từ xưa đến nay, môn Văn luôn chiếm một vị trí quan trọng trong đạo học. Văn chương giúp đời sống tinh thần của con người thêm phong phú hơn, giúp ta ứng xử lịch sự, văn minh hơn. Nhưng bây giờ chúng ta đang bước vào thế kỉ XXI-thế kỉ của khoa học, công nghệ hiện đại- do đó vì thế vị trí của môn Văn trong các trường đã bị suy giảm. Nhiều phụ huynh học sinh thích chạy theo những môn học thời thượng như các môn tự nhiên: Toán, Lí, Hóa và môn xã hội Anh, Tin học mà không thích con mình học môn Văn, vì theo tư tưởng của họ cho rằng thế kỉ XXI là thế kỉ hiện đại, các quốc gia, dân tộc đang cố gắng phát triển để hội nhập với toàn thế giới. Là một học sinh đang cắp sách đến trường như em không đồng tình với họ.
Văn chương là một phần không thể thiếu trong cuộc sống mỗi con người. Trong xã hội phong kiến thời xưa, văn chương là môn thi duy nhất để các sĩ tử khẳng định mình trong các khoa thi. Đã có rất nhiều người thành đạt trên con đường văn chương như đại thi hào Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Mạc Đĩnh Chi, Lê Quý Đôn, Hồ Xuân Hương…Họ đã để lại sự nghiệp văn chương đồ sộ khi ai từng đọc qua thì cảm động, ngưỡng mộ, thông cảm cho cuộc đời của những người nông dân dưới thời phong kiến và lên án bọn địa chủ độc ác.
Còn trong xã hội ngày nay, việc học Văn càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Nhất là trong trường học, nó giúp con người nhận thức được cái hay, cái đẹp chuẩn mực trong cuộc sống. Vì văn học là những tinh hoa văn hòa nhân loại, lưu truyền những cái tốt đẹp của con người qua các thời đại. Văn chương dẫn chúng ta vào một thế giới mà sự cho đi không đòi hỏi sự đáp lại. Văn chương chân chính dù ở bất kì thời đại nào cũng đều dề cao tình yêu thương, lòng nhân ái, sự công bằng. Giúp em nhận thấy thế giới này sẽ đẹp hơn nhiều từ những điều giản dị nhất, có bản lĩnh, có suy nghĩ, ứng xử, lối sống đúng đắn, lành mạnh. Chẳng hạn đọc tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, ta thấy được một bức tranh xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công đen tối. Hay là đọc bài thơ Bánh trôi nước của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương, ta lại thấy được số phận lênh đênh chìm nổi của người phụ nữ…
Không những thế văn chương còn làm cho thế giới ngôn ngữ của mỗi con người thêm phong phú hơn, trong sáng hơn. Nó trau dồi lời ăn, tiếng nói của mỗi con người trong cuộc sống hằng ngày.
Mỗi môn học, mỗi một lĩnh vực đều có một sứ mệnh riêng của nó. Đi sâu vào đời sống tình cảm của con người, làm thế giới tình cảm phong phú hơn, sâu sắc hơn, nhạy cảm hơn cho tâm hồn, cho trái tim của mỗi con người rung lên là sứ mệnh của văn chương.
Như vậy văn chương là không thể thiếu trong cuộc sống xưa và nay. Thế mà trong xã hội ngày nay, việc học Văn lại bị xem nhẹ. Nếu như một ngày nào đó, môn Văn dần dần bị lãng quên thì xã hội của chúng ta sẽ buồng tẻ, nhàm chán và khô khan, hạn hẹp đến thế nào?
Chẳng hạn, một người thành đạt bộ môn khoa học tự nhiên đẻ ra rất nhiều tiền hoặc một bạn nói tiếng Anh như gió, giao tiếp với người nước ngoài lưu loát, trôi chảy nhưng khi giao tiếp với người Việt thì ấp a ấp úng, từ ngữ khi giao tiếp thiếu chính xác. Vì sao lại vậy? Vì bạn không có vốn hiểu biết về văn chương, vốn từ không phong phú, có khi họ chỉ muốn xuất ngoại nên họ đã không tôn trọng nền văn học văn hóa Việ Nam. Có rất nhiều bạn phải tốn hàng tiếng đồng hồ để viết một bức thư cho người thân. Ở thời đại này đã xuất hiện những máy vi tính, họ làm việc, viết thư, đánh chữ thay cho việc viết bằng tay. Nhiều người cho rằng đánh máy cho nhanh, kiểu chữ trên máy tính dễ đọc, dễ nhìn hơn là viết tay. Trên mạng thì có thêm ngôn ngữ “chat” mà nhiều bạn trẻ hiện nay rất ưa chuộng. Em cũng là giới trẻ nên cũng nằm trong trường hợp trên. Nó có thể viết nhanh, gọn nhưng nó lại làm cho chúng ta dần dần quên đi ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.
Vì vậy, Văn học dạy em biết yêu quý tiếng nói dân tộc mình, đất nước mình vì đó là nguồn cội của chính mỗi con người dân Việt. Làm em nhớ về những bài thơ về chữ cái vào lần đầu tiên em tập viết:” o tròn như quả trứng gà, ô thì đội mũ, ơ thì có râu”…Cho nên Văn học rất quan trọng nếu không chúng ta sẽ rơi vào bi kịch như một nhà văn Mê-hi-cô đã từng nói: Bi kịch của thời đại chúng ta là thừa trí tuệ, thiếu tâm hồn. Chúng ta phải công nhận rằng Toán, Lí, Hóa, Anh, Tin học là rất quan trọng trong xã hội ngày nay nhưng đừng vì thế mà xem thường môn Văn.
Môn Văn là môn thuộc nhóm công cụ, học Văn tốt sẽ có tác động tích cực đến các môn khác. Chẳng hạn như là muốn soạn thảo một văn bản bạn phải có vốn hiểu biết Ngữ Văn, học tốt phần Tiếng Việt, Tập làm văn trong ghế nhà trường. Do vì lối sống, suy nghĩ thực dụng của học sinh, phụ huynh muốn con em mình học bộ môn đó để làm ra tiền hoặc do đội ngũ giáo viên dạy nghề càng thiếu tâm huyết, nhiều thầy cô là do gánh nặng cuộc sống làm mất đi niềm say mê văn học vốn có. Trường học thì chưa có đầu tư, bồi dưỡng giáo viên, chưa có hoạt động ngoại khóa văn chương để thu hút học sinh, sinh viên… Đó là nguyên nhân đẫn đến hiện tượng học sinh, sinh viên không thích học Văn.
Nếu như vậy thì cần có sự quan tâm hợp sức của toàn xã hội nhất là trong gia đình, nhà trường hướng học sinh chú ý đến vai trò và ý nghĩa của việc học Văn. Cần có những giải thưởng tôn vinh tài năng văn học của một số học sinh yêu thích bộ môn này. Mở rộng ngành nghề cho khối thi các bộ môn xã hội… Đó là một số phương pháp giúp việc học Văn của bạn trẻ hiện nay sẽ tốt hơn, phát triển hơn.
Như vậy, văn chương là một phần tất yếu trong cuộc sống, giúp chúng ta trong mọi lĩnh vực. Vì vậy, các bạn và các bậc phụ huynh đừng xem nhẹ môn Văn. Đừng có nghĩ một cách nông cạn mà cho rằng môn Ngữ Văn là không cần thiết, không ứng dụng nhiều trong xã hội hiện nay.
==>> Vì đây là lời khuyên cho bạn của mình ,nên bạn có thể thêm lời nói của mình và bạn ,có cuộc đối thoại thì sẽ sinh động và lời văn hay hơn nhé !
~ Chúc bn học tốt!~
Bn Bn là ai cho mk bắt tay cái, đồng cảnh ngộ trùm toán éo thích văn
mình xin được trả lời thật ngắn gọn mà dễ hiểu không cần phải đọc nhiều:
Văn, toán là hai môn rất quan trong, có nhiều người thường bảo rằng( toán ư, môn đó học chi đâu , môn văn mới là quan trọng)
Nhưng số khác lại cho rằng ( toán phải hơ văn rồi, văn chả có gì để học, về sau thì toán cần cho công việc tương lai mình hơn nhiều, văn chỉ là mấy môn phụ)
Tất cả đều sai, môn nào cũng cần cho đời sống mình cũng như trong tương lai mình.
Họ có nghi rằng nếu 1 ngày ra trường có hối hận cũng bằng không. Làm sao quay lại được, họ phải đặt ra rường hợp cơ chứ.
Tính suy cho cùng thì mình giải nghĩa môn văn nhé :
Trong cuộc sống ai cũng cần học, học để vận dụng, học để không khỏi công ơn cha mẹ, học cho bản thân mình.
Văn: môn học vừa đào tạo cho ta cách nói, cách xưng hô
Có lẽ rằng môn văn cung như là 1 môn giáo dục nhân phẩm đạo đức của ta khi làm người, là cho ta phát ngôn ra không phải sai mà để người khác thất vọng.
Nhưng ca từ tục ngữ ta phát ngôn hằng ngày cứ nghĩ là đơn giản nhưng chưa chắc trong lòng 1 người nào đó vẫn in dấu dù là tốt hay xấu
Ta có đạt ra câu hỏi tại sao có bạn học giỏi môn nầy lại có người học giỏi môn kia, đó là việc ở bản thân, học giỏi môn nào cũng tốt cả , nhưng đồng thời ta cũng không bỏ lơ môn nào.
Văn có những từ ngữ, những bài học rất hay và bổ ích.
Bạn học giỏi môn đó, ôi giỏi quá, nhưng bạn phải học khá tốt mấy môn khác thế mới có thể được gọi là học giỏi
Cảm ơn cô giáo văn, người hiểu thấu văn , hiểu được giáo dục xã hội