Bài 6:Người ta dùng hệ thống ròng rọc để trục một vật cổ bằng đồng có
trọng lượng
P = 5340N từ đáy hồ sâu H = 10m lên (hình vẽ). Hãy tính:
1) Lực kéo khi:
a. Tượng ở phía trên mặt nước.
b. Tượng chìm hoàn toàn dưới nước.
2) Tính công tổng cộng của lực kéo tượng từ đáy hồ lên
phía trên mặt nước h = 4m. Biết trọng lượng riêng của đồng và
của nước lần lượt là 89000N/m3, 10000N/m3. Bỏ qua trọng lượng của các ròng rọc.
Tóm tắt:
P = 5340N
H = 10m
1)
a.Fkéo khi tượng ở phía trên mặt nước = ? N
b.Fkéo khi tượng chìm hoàn toàn = ? N
2)Atổng = ? J
h = 4m
dđồng = 89000N/m3
dnước = 10000N/m3
Hình vẽ:
Bài làm:
1)
a.Xét trường hợp khi tượng ở phía trên mặt nước:
Lực kéo tác dụng vào vật đúng bằng trọng lượng của vật mà hệ thống có sử dụng 1 ròng rọc động nên lực kéo ở đầu dây là:
F = \(\dfrac{P}{2}\) = 2670(N)
b.Xét trường hợp khi tượng chìm hoàn toàn trong nước:
Lực đấy Ác-si-mét tác dụng lên vật là:
FA = dnước.\(\dfrac{P}{d_{dong}}\) = 10000.\(\dfrac{5340}{89000}\) = 10000.0,06 = 600(N)
Lực căng dây lúc này bằng hiệu của trọng lượng vật và lực đẩy Ác-si-mét, như vậy với hệ thống này thì lực kéo ở đầu dây là:
F' = \(\dfrac{P-F_A}{2}\) = \(\dfrac{5340-600}{2}\) = 2370(N)
2) Do khi kéo vật lên khỏi mặt nước thì lực kéo thay đổi theo thời gian nên ta có:
A = \(\dfrac{1}{2}\).F'.h = \(\dfrac{1}{2}\).2370.4 = 4740(J).