Cho tứ giác ABCD biết số đo của các góc \(\widehat{A}\), \(\widehat{B}\), \(\widehat{C}\), \(\widehat{D}\) tỉ lệ thuận với 5; 8; 13 và 10. Tính số đo các góc của tứ giác ABCD.
Cho hình thang ABCD (AB // CD) có \(\widehat{B}-\widehat{C}=60\) độ và \(\widehat{D}=\dfrac{4}{5}\widehat{A}\).
Tính số đo các góc của hình thang ABCD
Cho tứ giác ABCD, có \(\widehat{A}+\widehat{D}\)= 2200. Các tia phân giác của góc ngoài tại đỉnh B và đỉnh C cắt nhau tại I. Tính \(\widehat{BIC}\)
Cho tứ giác ABCD có \(\widehat{A}+\widehat{C}=180^o\) và các cạnh đối cách nhau ở E và F. Tia phân giác \(\widehat{E}\) và \(\widehat{F}\) cắt nhau tại I. Tính \(\widehat{EIF}\) .
Cho tứ giác ABCD có \(\widehat{B}+\widehat{D}=180\) độ, CB = CD. Trên tia đối của DA lấy điểm E sao cho DE = AB. C/minh:
\(a,\Delta ABC=\Delta EDC\)
\(b,AC\) là tia phân giác của \(\widehat{A}\)
Trong tam giác ABC, các điểm D,E,F tương ứng nằm trên các cạnh BC,CA,AB sao cho\(\widehat{AFE}=\widehat{BFD};\widehat{BDF}=\widehat{CDE};\widehat{CED}=AEF\)
a) Chứng minh rằng \(\widehat{BDF}=\widehat{BAC}\)
b) Cho AB=5; BC=8;CA=7. Tính độ dày đoạn BD
Cho ABCD là hình thang cân, AB // CD, đường phân giác của \(\widehat{A}\), \(\widehat{D}\) cắt nhau tại E, đường phân giác của \(\widehat{B}\), \(\widehat{C}\) cắt nhau tại F. Chứng minh EF // AB
Cho hình thang vuông ABCD, \(\widehat{A}\) = \(\widehat{D}\) = \(90^{\text{ο}}\). Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, AD. Chứng Minh:
a, Tam giác MAD là tam giác cân
b,\(\widehat{MAB}\) = \(\widehat{MDC}\)
cho tứ giác ABCD, E là giao điểm của AB và CD, F là giao điểm của AD và BC, phân giác của góc E và góc F cắt nhau tại I.CMR:
a) \(\widehat{EIF}=\left(\widehat{BAD}+\widehat{BCD}\right):2\)
b) Tổng 2 đường chéo lớn hơn tổng 2 cạnh đối.