Chương III : Thống kê

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
gia hưng Vũ lê

Bài 1:Cho tam giác cân ABC có AB=AC =5 cm, BC=8cm.Kẻ AH vuông góc với BC (H thuộc BC)

a)Chứng minh:HB=HC và CAH=BAH

b)Tính độ dài AH ?

Bài 2:Cho tam giác DEF vuông tại D, phân giác EB.Kẻ BI vuông góc với EF tại I.Gọi H là giao điểm của ED và IB.Chứng minh:
a)Tam giác EDB= tam giác EIB

b)HB=BF

Giúp mình nhé, đầu năm mình ko muốn bị phạt đâu :(

Vũ Minh Tuấn
29 tháng 1 2020 lúc 21:51

Bài 1:

Giải bài 63 trang 136 Toán 7 Tập 1 | Giải bài tập Toán 7

=> \(\widehat{BAH}=\widehat{CAH}\) (2 góc tương ứng).

Vậy \(AH=3\left(cm\right).\)

Chúc bạn học tốt!

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Lê Phước Thịnh
29 tháng 1 2020 lúc 21:59

Bài 1:

a) Xét ΔABH vuông tại H và ΔAHC vuông tại H có

AB=AC(do ΔABC cân tại A)

AH là cạnh chung

Do đó: ΔABH=ΔAHC(cạnh huyền-cạnh góc vuông)

⇒BH=CH(hai cạnh tương ứng)

Ta có: ΔABH=ΔAHC(cmt)

\(\widehat{BAH}=\widehat{CAH}\)(hai góc tương ứng)

b) Ta có: HB=HC(cmt)

mà H∈BC(gt)

nên H là trung điểm của BC

\(HB=HC=\frac{BC}{2}=\frac{8}{2}=4cm\)

Áp dụng định lí pytago vào ΔABH vuông tại H, ta được

\(AB^2=AH^2+BH^2\)

hay \(AH^2=AB^2-BH^2=5^2-4^2=9\)

\(AH=\sqrt{9}=3cm\)

Vậy: AH=3cm

Bài 2:

a) Xét ΔEDB vuông tại D và ΔEIB vuông tại I có

EB là cạnh chung

\(\widehat{DEB}=\widehat{IEB}\)(do EB là tia phân giác của \(\widehat{DEI}\))

Do đó: ΔEDB=ΔEIB(cạnh huyền-góc nhọn)

b)Ta có: ΔEDB=ΔEIB(cmt)

⇒DB=IB(hai cạnh tương ứng)

Xét ΔDBH vuông tại D và ΔIBF vuông tại I có

DB=IB(cmt)

\(\widehat{DBH}=\widehat{IBF}\)(hai góc đối đỉnh)

Do đó: ΔDBH=ΔIBF(cạnh góc vuông-góc nhọn kề)

⇒HB=BF(hai cạnh tương ứng)

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Đoán xem
Xem chi tiết
Mừng
Xem chi tiết
nguyễn tuấn hưng
Xem chi tiết
Mai Hoàng Ngọc
Xem chi tiết
Honey
Xem chi tiết
roblox razer
Xem chi tiết
Chia Cha
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Thái Phong
Xem chi tiết
Honey
Xem chi tiết