Violympic Vật lý 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Đoàn Dũng Mạnh

1. Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào

A. trọng lượng riêng của chất lỏng và của vật

B. trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

C. trọng lượng riêng và thể tích của vật

D. trọng lượng của vật và thể tích của sản phẩm lỏng bị vật chiếm chỗ.

2. Ba quả cầu bằng thép nhúng trong nước (H10.1). Lực Ác-si-mét tác dụng lên quả cầu nào là lớn nhất ?

A. Quả 3, vì nó ở sâu nhất.

B. Quả 2, vì nó lớn nhất.

C. Quả 1, vì nó nhỏ nhất.

D. Bằng nhau vì đều bằng thép và đều nhúng trong nước.

3. Ba vật làm bằng ba chất khác nhau là đồng, sắt, nhôm, có khối lượng bằng nhau. Khi nhúng chúng ngập vào trong nước thì lực đẩy của nước tác dụng vào vật nào là lớn nhất, bé nhất ?

4. Ba vật làm bằng ba chất khác nhau sắt, nhôm, sứ, có hình dạng khác nhau nhưng thể tích bằng nhau. Khi nhúng chúng ngâp vào trong nước thì lực đẩy của nước tác dụng vào ba vật có khác nhau không ? Tại sao ?

5. Thể tích của một niếng sắt là 2dm3. Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng sắt khi nó được nhúng chìm trong nước, trong rượu. Nếu miếng sắt được nhúng ở độ sâu khác nhau, thì lực đầy Ác-si-mét có thay đổi không ? Tại sao ?

6. Một thỏi nhôm và một thỏi đồng có trọng lượng như nhau. Treo các thỏi nhôm và đồng vào hai phía của một cân treo. Để cân bằng rồi nhúng ngập cả hai thỏi đồng thời vào hai bình đựng nước. Cân bây giờ còn thăng bằng không ? Tại sao ?

7. Lực đẩy Ác-si-mét có thể tác dụng lên vật nào dưới đây ?

A. Vật chìm hoàn toàn trong chất lỏng. B. Vật lơ lửng trong chất lỏng

C. Vật trên trên vật chất lỏng D. Cả ba trường hợp trên

8. Thả một viên bi sắt vào một cốc nước. Viên bi càng xuống sâu thì

A. lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó càng tăng, áp suất nước tác dụng lên nó càng tăng

B. lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó càng giảm, áp suất nước tác dụng lên nó càng tăng

C. lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó không đổi, áp suất nước tác dụng lên nó càng tăng

D. lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó không đổi, áp suất nước tác dụng lên nó không đổi

9. Một vật được mốc vào lực kế để đo lực theo phương thẳng đứng. Khi vật ở trong không khí, lực kế chỉ 4,8N. Khi vật chìm trong nước, lực kế chỉ 3.6N. Biết trọng lượng riêng của nước là 104N/m3. Bỏ qua lực đẩy Ác-si-mét của không khí. Thể tích của vật nặng là

A. 480cm3 B. 360 cm3 C. 120 cm3 D. 20 cm3

10.10. Điều kiện để một vật đặc, không thấm nước, chỉ chìm một phần trong nước là

A. trọng lượng riêng của vật bằng trong lượng riêng của nước

B. trọng lượng riêng của vật nhỏ hơn trong lượng riêng của nước

C. lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn trọng lượng của vật

D. lực đẩy Ác-si-mét nhỏ hơn trọng lượng của vật

11*. Một cục nước đá được thả nổi trong một cốc đựng nước. Chứng minh rằng khi nước đá tan hết thì mực nước trong cốc không thay đổi.

12. Treo một vật ở ngoài không khí vào lực kế, lực kế chỉ 2,1N. Nhúng chìm vật đó vào nước thì chỉ số của lực kế giảm 0,2N. Hỏi chất làm vật đó có trong lượng riêng lớn gấp bao nhiêu lần trọng lượng riêng của nước. Biết trọng lượng riêng của nước là 10 000N/m3

13*. Một quả cầu bằng nhôm, ở ngoài không khí có trọng lượng là 1,458N. Hỏi phải khoét bớt lõi quả cầu một thể tích bằng bao nhiêu rồi hàn kín lại, để khi thả quả cầu vào nước nằm lơ lửng trong nước? Biết trọng lượng riêng của nước và nhôm lần lượt là 10 000N/m3 và 27000 N/m3

Giải

Thể tích của quả cầu nhôm:

V= P……..

Gọi thể tích phần còn lại của quả cầu sau khi khoét lỗ là V1. Để quả cầu nằm lơ lửng trong nước thì trọng lượng còn lại P1 của quả cầu phải bằng lực đẩy Ác-si-mét: P1 = FA

dA1V1 = ……….

Thể tích nhôm đã khoét là: 54 – 20 = 34cm3

Nguyễn Văn Long
20 tháng 1 2017 lúc 22:02

1-B

2-B 3-Nhôm lớn nhất , sắt nhỏ nhất

4- ko vì lực đẩy Acsimet chỉ phụ thuộc vào phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ và d của chất lỏng

5-nước là 20N

rượu là 16N

6-ko vì thỏi nhôm có trọng lượng riêng nhỏ hơn nên thể tích lớn hơn nên FA lớn hơn

7-D

8-C

9-C

10-C

11-câu này hơi dài em sẽ gửi ảnh sau khi nào có thể

12-em chưa có đáp án

câu 13 thầy có nhầm lẫn gì rồi ạ

Phạm Thanh Tường
29 tháng 1 2017 lúc 21:11

Câu 1: B

Nghuyễn Thị Hạnh
31 tháng 1 2017 lúc 14:11

1-b

2-b

3-Nhôm lớn nhất, đồng bé nhất

4-Không khác nhau, vì lực đẩy Ác-si-mét trong trường hợp trên có:

d:chung

V: chung

=>lực Ác-si-mét tác dụng lên các vật đó bằng nhau.

5-Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó khi nhúng chìm trong nước:20N

trong rượu:16N

-Ở độ sâu khác nhau thì lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên nó như nhau, vì trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ không thay đổi.

6- Cân không thăng bằng vì lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên hai vật là khác nhau

7-d

8-c

9-c

10-a

11-

12-\(\frac{d}{dn}\)=10,5. Chất làm vật là bạc

13-Thể tích của quả cầu nhôm V=\(\frac{P_{Al}}{d_{Al}}\)=\(\frac{1,458}{27000}=0,000054m^3=54cm^3\)

Gọi thể tích phần còn lại sau khi khoét lỗ là \(V^1\). Để quả cầu nằm lơ lửng trong nước thì trọng lượng còn lại là \(P^1\) của quả cầu phải bằng lực đẩy Ác-si-mét:P'=\(F_A\)

\(d_{Al}V^1=d_nV\Rightarrow V^1=\frac{d_nV}{d_{Al}}=\frac{10000.54}{27000}=20cm^3\)

Thể tích nhôm đã khoét:54-20=34\(cm^3\)

Phạm Thanh Tường
29 tháng 1 2017 lúc 21:11

Câu 2: B

OkeyMan
1 tháng 1 2018 lúc 13:24

1.B

2.B

3.nhôm lớn nhất, đồng bé nhất

8.C


Các câu hỏi tương tự
Đặng Yến Linh
Xem chi tiết
Noragami Aragoto
Xem chi tiết
belphegor
Xem chi tiết
Minuly
Xem chi tiết
Hải Yến
Xem chi tiết
Noragami Aragoto
Xem chi tiết
Dương Tiễn
Xem chi tiết
Yuki Hoàng
Xem chi tiết
Yuki Hoàng
Xem chi tiết