Truyện Kiều- Nguyễn Du

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Justin Yến

1. Giải thích ý nghĩa nhan đề:"Đoạn trường tân thanh"? So sánh với nhan đề:"Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân, em hãy chỉ rõ sự sáng tạo từ nhan đề:"Truyện Kiều".

2. Cho hai câu thơ sau: "Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da" "Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh"

a, Hai câu thơ trên nói về nhân vật nào?

b, Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì trong hai câu thơ trên? Nêu tác dụng?

c, Có thể thay từ "hờn" bằng từ "buồn" được không? Vì sao?

d, Dựa vào hai câu thơ trên cùng với sự hiểu biết của em về văn bản này, hãy viết một đoạn văn (khoảng 10-12 câu) theo cách lập luận diễn dịch trong đó có sử dụng một lời dẫn trực tiếp và một câu khẳng định để phân tích nghệ thuật tả người của Nguyễn Du.

3. Trong đoạn trích "Cảnh ngày xuân" thuộc "Truyện Kiều" của Nguyễn Du có câu:"Tà tà bóng ngả về tây"

a, Hãy chép chính xác 5 câu thơ nối tiếp câu thơ trên.

b, Chúng ta đều biết:"Nao nao" là từ láy diễn tả tâm trạng của con người, vậy mà Nguyễn Du lại viết:"Nao nao dòng nước uốn quanh". Cách dùng từ như vậy mang ý nghĩa như thế nào cho câu thơ?

c, Trong "Truyện Kiều", cách dùng từ tả tâm trạng người để tả cảnh vật không chỉ xuất hiện một lần. Hãy chép lại hai câu thơ liền nhau trong đoạn trích:"Kiều ở lầu Ngưng Bích" có cách dùng từ như vậy.

d, Viết đoạn văn theo cách lập luận tổng-phân-hợp, nội dung diễn tả cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong 6 câu cho trên (trong đoạn có dùng một phép liên kết câu, chỉ rõ phép liên kết đó).

4. Cho câu thơ trong đoạn trích:"Cảnh ngày xuân" (Truyện Kiều - Nguyễn Du:"Thanh minh trong tiết tháng ba")

a, Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo.

b, Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt nào?

c, Hệ thống từ láy được sử dụng trong đoạn trích trên có tác dụng gì?

d, Phân tích ý nghĩa của việc kết hợp sử dụng các biện pháp tu từ có trong câu thơ:"Ngựa xe như nước áo quần như nêm"

Diệu Huyền
9 tháng 10 2019 lúc 0:16

Câu 1:

*Giải thích:
- đoạn: đứt
- trường: ruột
- tân: mới
- thanh: tiếng kêu

---> Dịch nghĩa ra sẽ là: Tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột
Ở đây, chính là tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Như vậy, có thể nhận thấy từ ngay nhan đề này, ngòi bút của Nguyễn Du đã thể hiện "tiếng kêu mới" về số phận, cuộc đời hồng nhan bạc mệnh, liễu yếu đào thơ, bèo bọt của người phụ nữ; Nguyễn Du thực là một nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại - một con người với "đôi mắt nhìn thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời" khi ông cảm thông, thương xót cho những kiếp người như Thúy Kiều ấy. Đồng thời nhan đề cũng tố cáo nguyên nhân gây nên "nỗi đau đứt ruột", gây nên oan nghiệt, trái oan, bi kịch cho họ... :-*
Thảo Phương
9 tháng 10 2019 lúc 18:25

4)a)Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh

b) Biểu cảm

c


Các câu hỏi tương tự
Rasmie
Xem chi tiết
Paper43
Xem chi tiết
HarryVN
Xem chi tiết
Phạm Linh
Xem chi tiết
Hung Phi
Xem chi tiết
Dâu Dâu
Xem chi tiết
Vinh Truong
Xem chi tiết
Tiên Nguyễn
Xem chi tiết
Minh Anh
Xem chi tiết