Văn bản ngữ văn 10

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phan Thị Xuân HUyên

1/
Chứng minh rằng Đại cáo bình Ngô là một bản tuyên ngôn nhân nghĩa.
2/
Viết đoạn văn, bài văn thuyết minh về một thể loại văn học, một tác giả, tác phẩm văn học.
3/
phát hiện những luận điểm, luận cứ của văn bản hiền tài là nguyên khí của quốc gia
4/
Tìm các ví dụ tiêu biểu về các tác phẩm văn học Việt Nam viết bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ.
5/
Viết đoạn văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, một tác giả văn học.
6/
Lập bảng về các tác phẩm văn học Việt Nam đã học viết bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ.
7/ Lập dàn ý cho các đề bài sau:
- Thuyết minh tác phẩm Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi)
- Thuyết minh tác phẩm Hiền tài là nguyên khí quốc gia (Thân Nhân Trung)
( mọi người giúp mình với được câu nào hay câu nấy ạ ! )

Thảo Phương
10 tháng 2 2020 lúc 19:32

1)

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi: Là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới

- Khái quát về nhận định: Đây là áng văn yêu nước, là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc.

II. Thân bài
1. Thế nào là một bản tuyên ngôn độc lập

- Được viết trong hoặc sau cuộc chiến: Nam quốc sơn hà được viết trong cuộc chiến chống Tống, Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh viết sau kháng chiến chống Pháp


- Nội dung: Khẳng định độc lập, chủ quyền, tuyên bố thắng lợi, tuyên bố hòa bình

2. Chứng minh Đại cáo bình Ngô là bản tuyên ngôn độc lập

a. Hoàn cảnh sáng tác.

Sau khi quân ta đại thắng giặc Minh, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Đại cáo bình Ngô để bố cáo với nhân dân về chiến thắng này.

→Bài cáo được viết sau chiến thắng giặc Minh

b. Tuyên bố độc lập, chủ quyền.

- Nguyễn Trãi xác định tư cách độc lập của dân tộc bằng một loạt dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục.


+ Có nền văn hiến lâu đời, đó là điều không dân tộc nào có

+ Có cương vực lãnh thổ riêng biệt

+ Phong tục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc

+ Lịch sử lâu đời, với các triều đại Triệu, Đinh, Lí, Trần sánh ngang với các triều đại Trung Quốc Hán, Đường, Tống Nguyên, khẳng định niềm tự tôn dân tộc qua từ “đế”.

+ Có anh hùng hào kiệt ở khắp nơi trên đất nước, chưa bao giờ thiếu hiền tài.

→Bằng thủ pháp liệt kê, Nguyễn Trãi đã đưa ra một loạt lí lẽ khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc của Đại Việt, đó là những chân lí hiển nhiên, không ai có thể chối cãi.

- So sánh đại cáo bình Ngô với Nam quốc sơn hà:

+ Kế thừa các yếu tố về chủ quyền, lãnh thổ.

+ Bổ sung các yếu tố: văn hiến, phong tục, lịch sử, anh hùng hào kiệt

+ Sáng tạo: Những yếu tố đó không còn cần đến sự minh xác của thần linh, của sách trời mà do chính con người tạo ra.

→Bản tuyên ngôn của Nguyễn Trãi đầy đủ và thuyết phục hơn

⇒Thể hiện ý thức dân tộc phát triển đến đỉnh cao, khẳng định lòng yêu nước của tác giả.

c. Tuyên bố thắng lợi.

- Nguyễn Trãi vạch trần những tội ác dã man của giặc Minh:

+ Khủng bố, tàn sát dân ta dã mạn, độc ác

+ Bóc lột thuế khóa, vơ vét tài nguyên, sản vật

+ Phá hoại sản xuất, phá hoại môi trường sống, tiêu diệt sự sống, bóc lột sức lao động...

→Tác giả đứng trên lập trường nhân bản, tố cáo tội ác của giặc Minh, lời văn đanh thép tạo nên một bản án đanh thép với kẻ thù.

→Khẳng định hành động của địch là phi nghĩa, cuộc chiến của ta là chính nghĩa, tạo nên sự đồng cảm và thuyết phục cho bản tuyên ngôn.

- Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

+ Giai đoạn đầu vô cùng khó khăn: Lương thực hết, quân không một đội

+ Về sau, nhờ tinh thần đoàn kết đồng lòng, biết dựa vào sức dân lại có chung lí tưởng chiến đấu, quân ta chiến đấu kiên cường và trở thành nỗi khiếp đảm của kẻ thù: Đánh một trận sạch không kình ngạc/Đánh hai trận tan tác chim muông...

+ Quân Minh thất bại thảm hại, nhục nhã, e chề

+ Quân ta dũng mãnh khí thế ngút trời

⇒Tuyên bố về thắng lợi, Nguyễn Trãi đã thể hiện một cách vừa thấu tình vừa đạt lí, thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc sâu sắc

d. Tuyên bố hòa bình.

- Tác giả nói về tương lai đất nước: xã tắc vững bền, giang sơn đổi mới

→Niềm tin, ý chí quyết tâm xây dựng tương lai đất nước ngày càng phát triển

- Nói về sự vận động của vũ trụ: kiền khôn bĩ rồi lại thái, nhật nguyệt hối rồi lại minh.

→Sự vận động hướng về tương lại tươi sáng, tốt đẹp của trời đất, vũ trụ.

⇒Đây vừa là lời tuyên bố hòa bình, vừa là niềm tin tưởng lạc quan về tương lai đất nước của một con dân yêu nước.

III. Kết bài
- Khẳng định lại luận điểm: Đại cáo bình Ngô là bản tuyên ngôn độc lập, là áng văn yêu nước là hoàn toàn thuyết phục

- Liên hệ với các áng văn yêu nước cũng được xem là bản tuyên ngôn độc lập trước và sau Đại cáo bình Ngô như Nam quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt và Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Thái Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hằng
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hằng
Xem chi tiết
Kiên NT
Xem chi tiết
Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Trung Nguyễn
Xem chi tiết
le duc minh vuong
Xem chi tiết
pc hue
Xem chi tiết
Đặng Nguyệt
Xem chi tiết