Câu 1:
Trước hết để pt có 2 nghiệm (phân biệt) thì:
\(\Delta'=6^2-2(2m-1)>0\)
\(\Leftrightarrow m< \frac{19}{2}\)
Khi đó, với $x_1,x_2$ là 2 nghiệm của pt, áp dụng định lý Vi-et ta có: \(x_1+x_2=6\)
Nếu PT có 2 nghiệm đều nhỏ hơn $1$ thì $x_1+x_2<2$ (mâu thuẫn với điều trên)
Do đó không tồn tại $m$ để pt có 2 nghiệm đều nhỏ hơn $1$
Câu 2:
Trước tiên để pt có 2 nghiệm phân biệt thì:
\(\Delta=5^2-4(m+4)>0\)
\(\Leftrightarrow m< \frac{9}{4}\)
Khi đó, áp dụng định lý Vi-et ta có:\(\left\{\begin{matrix} x_1+x_2=5\\ x_1x_2=m+4\end{matrix}\right.\)
a)
\(3=|x_1-x_2|=\sqrt{(x_1-x_2)^2}\)
\(\Leftrightarrow 3=\sqrt{x_1^2-2x_1x_2+x_2^2}\)
\(\Leftrightarrow 3=\sqrt{(x_1+x_2)^2-4x_1x_2}=\sqrt{25-4(m+4)}\)
\(\Leftrightarrow 25-4(m+4)=9\Leftrightarrow m=0\) (thỏa mãn)
b)
\(|x_1|+|x_2|=4\)
\(\Leftrightarrow |5-x_2|+|x_2|=4\)
Ta luôn có BĐT \(4=|5-x_2|+|x_2|\geq |5-x_2+x_2|=5\Rightarrow 4\geq 5\) (vô lý)
Do đó không tồn tại $m$ thỏa mãn điều kiện đã cho.