Tứ giác

Hồ Minh Phi
Nguyễn Lê Phước Thịnh
3 tháng 1 2021 lúc 22:16

Bài 2: 

a) Áp dụng định lí Pytago vào ΔABC vuông tại A, ta được: 

\(BC^2=AB^2+AC^2\)

\(\Leftrightarrow BC^2=5^2+12^2=169\)

\(\Leftrightarrow BC=\sqrt{169}=13cm\)

Ta có: ΔABC vuông tại A(gt)

mà AM là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền BC(gt)

nên \(AM=\dfrac{BC}{2}\)(Định lí 1 về áp dụng hình chữ nhật vào tam giác vuông)

hay \(AM=\dfrac{13}{2}=6.5cm\)

Vậy: BC=13cm; AM=6,5cm

b) Ta có: AM là đường trung tuyến ứng với cạnh BC trong ΔABC(gt)

nên M là trung điểm của BC

Xét tứ giác ABDC có 

M là trung điểm của đường chéo BC(cmt)

M là trung điểm của đường chéo AD(A và D đối xứng nhau qua M)

Do đó: ABDC là hình bình hành(Dấu hiệu nhận biết hình bình hành)

⇒AC=BD và AB//CD(Các cặp cạnh đối trong hình bình hành ABDC)

c) Hình bình hành ABDC có \(\widehat{CAB}=90^0\)(ΔABC vuông tại A)

nên ABDC là hình chữ nhật(Dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật)

Hình chữ nhật ABDC trở thành hình vuông khi AB=AC

Vậy: Khi ΔABC có thêm điều kiện AB=AC thì ABDC là hình vuông

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Khắc Phong
Xem chi tiết
Ngô Thị Mai Anh
Xem chi tiết
Ngô Thị Mai Anh
Xem chi tiết
Ling ling 2k7
Xem chi tiết
Phạm Ngọc Hải
Xem chi tiết
trân võ
Xem chi tiết
Duyên xinh
Xem chi tiết
Duyên xinh
Xem chi tiết
Duyên xinh
Xem chi tiết