Sinh học 7

Nguyễn Minh Hảo
Xem chi tiết
Trần Hương Thoan
2 tháng 2 2017 lúc 11:56

Các cách bảo quản thức ăn an toàn:

+ Thực phẩm mua về phải được xử lí sạch trước khi bảo quản trong tủ lạnh.

+ Không nên để thịt sống ngăn trên cùng của tủ lạnh.

+ Thịt, cá tươi phải cho vào túi hay hộp kín.

+ Rau, củ, quả nên rửa sạch trước khi cho vào tủ lạnh.

+ Chú trọng thới hạn bảo quản thực phẩm đông lạnh.

..................................................

Bình luận (5)
Bình Trần Thị
2 tháng 2 2017 lúc 13:33

1. Nên để ngăn đá ở mức nhiệt độ -18 độ C

2. Thực phẩm mua về phải được xử lý sạch trước khi bảo quản trong tủ lạnh

3. Không nên để thịt sống ngăn trên cùng của tủ lạnh

4. Thịt, cá tươi phải cho vào túi hay hộp kín

5. Rau củ quả nên rửa sạch trước khi cho vào tủ lạnh

6. Thời hạn bảo quản thực phẩm đông lạnh
Hầu hết thực phẩm được đông lạnh đều có giới hạn một khoảng thời gian nhất định.
- Thịt gia cầm sống thì chúng có thể được đông lạnh khoảng 1 năm không hề bị hỏng.
- Các sản phẩm từ sữa nên để khoảng trong vòng hai đến ba tháng.
- Trái cây, rau quả không nên để đông lạnh vì sẽ khiến chúng bị mềm và mất hương vị.

Bình luận (1)
Woo Hee Jin
Xem chi tiết
Phạm Thị Thạch Thảo
23 tháng 7 2017 lúc 8:37

- Vào mùa hanh khô, ta thường thấy có những vảy trắng nhỏ bong ra như phấn ở quần áo. Điều đó giúp cho ta giải thích như thế nào về thành phần lớp ngoài cùng của da?
Trả lời: Vảy trắng tự bong ra chứng tỏ lớp tế bào ngoài cùng của da hóa sừng và chết.

- Vì sao da ta luôn mềm mại, khi bị ướt không ngấm nước?
Trả lời: Vì da được cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt với nhau và trên da có nhiều tuyến nhờn tiết chất nhờn lên bề mặt da.

- Vì sao da ta nhận biết được nóng lạnh, độ cứng, mềm của vật mà ta tiếp xúc?
Trả lời: Da có nhiều cơ quan thụ cảm là những đầu mút tế bào thần kinh giúp da nhận biết nóng lạnh, độ cứng mềm……

- Da có phản ứng như thế nào khi trời quá nóng hay quá lạnh?
Trả lời: + Khi trời nóng, mao mạch dưới da dãn ra, tuyến mồ hôi tiết nhiều mồ hôi,
+ Khi trời lạnh, mao mạch dưới da co lại, cơ chân lông co.

- Lớp mỡ dưới da có vai trò gì?
Trả lời: Lớp mở dưới da là lớp đệm chống ảnh hưởng cơ học của môi trường và có vai trò góp phần chống mất nhiệt khi trời rét.

- Tóc và lông mày có tác dụng gì?
Trả lời:+ Tóc tạo nên 1 lớp đệm không khí có vai trò chống tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời và điều hòa nhiệt độ.
+ Lông mày có vai trò ngăn mồ hôi và nước ( khi đi dưới trời mưa) không chảy xuống mắt.

Bình luận (0)
nguyen thi vang
22 tháng 7 2017 lúc 13:10

Trả lời:

- Vảy trắng tự bong ra chứng tỏ lớp tế bào ngoài cùng của da hoá sừng và chết.

- Da mềm mại, khống thấm nước vì được cấu tạo từ các sợi mô liên kết bện chặt với nhau và trên da có nhiều tuyến nhờn tiết nhờn lên bề mặt da.

- Da có nhiều cơ quan thụ cảm là những đầu mút tế bào thần kinh giúp da nhận biết nóng, lạnh, cứng, mềm, đau dớn...

- Khi trời nóng, mao mạch dưới da dãn, tuyến mồ hôi tiết nhiều mồ hôi, khi trời lạnh mao mạch co lại, cơ chân lông co.

- Lớp mỡ dưới da là lớp độm chống ảnh hưởng cơ học của môi trường và có vai trò góp phần chống mất nhiệt khi trời rét.

- Tóc tạo nên một lớp đệm không khí có vai trò chống tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời chiếu và điều hoà nhiệt độ. Lông mày có vai trò ngăn mồ hôi và nước (khi đi dưới trời mưa) không bị chảy xuống mắt.

Bình luận (0)
Dương Hạ Chi
22 tháng 7 2017 lúc 13:19

1.Vào mùa hanh khô, ta thường thấy những vảy trắng nhỏ bong ra như phấn ở quần áo chứng tỏ lớp tế bào ngoài cùng của da hóa sừng và chết.

2.Da luôn mềm mại, không ngấm nước vì được cấu tạo từ các mô sợi liên kết bền chặt với nhau và trên da có nhiều tuyến nhờn tiết chất nhờn lên bề mặt da.

3. Ta nhận biết được nóng, lạnh, độ cứng, mềm của vật mà ta tiếp xúc nhờ da có nhiều cơ quan thụ cảm là những đầu mút tế bào thần kinh.

4.Khi trời nóng qua mao mạch dưới da dãn, tuyến mồ hôi tiết nhiều mồ hôi.
Khi trời lạnh quá, mao mạch co lại, cơ chân lông co.

5. Lớp mỡ dưới da là lớp đệm chống ảnh hưởng cơ học của môi trường và có vai trò góp phần chống mất nhiệt khi trời lạnh.

6.Tóc tạo nên một lớp đệm không khí có vai trò chống tia tử ngoại của ánh mặt trời và điều hòa nhiệt độ. Tóc còn tạo nên vẻ đẹp của con người.

Lông mày có vai trò ngăn mồ hôi và nước (khi trời mưa) không để chảy xuống mắt.

Bình luận (0)
Van Do
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
11 tháng 5 2017 lúc 20:35

a) Vì sao số loài động vật ở môi trường nhiệt đới lại nhiều hơn môi trường đới lạnh, đới nóng?

là do môi trường nhiệt đới có khí hậu nóng, ẩm, tương đối ổn định, thích hợp với sự sông của mọi loài sinh vật. Điều này đã tạo diều kiện cho các loài động vật ô nhiệt đới gió mùa thích nghi và chuyên hóa cao đối với những diều kiện sống rất đa dạng của môi trường.

Các biện pháp cần thiết để duy trì đa dạng sinh học

1. Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật.

2. Hạn chế việc khai thác bừa những loài thực vật quý hiếm

3. Xây dựng các vườn thực vật, vườn Quốc gia, khu bảo tồn để bảo vệ các loài thực vật.

4. Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài thực vật quý hiếm

5. Tuyên truyền mn cùng bảo vệ rừng.

b) Sự phát triển trực tiếp có nhau thai tiến bộ hơn phát triển trực tiếp ko có nhau thai như thế nào ?

thai đc phát triển trong tử cung

-->dinh dưỡng, khí đc cung cấp liên tục và đầy đủ

con non đc nuôi bằng sữa mẹ

--> ổn định, chủ động và dễ tiêu hóa

con non đc chăm sóc bởi bố mẹ

--> khả năng thích nghi, khả năng phát triển của con non cao hơn

Bình luận (1)
Thien Tu Borum
11 tháng 5 2017 lúc 20:35

Hướng dẫn trả lời:
Số loài động vật ở môi trường nhiệt đới cao hơn hẳn so với tất cả những môi trường địa lí khác trên Trái Đất, là do môi trường nhiệt đới có khí hậu nóng, ẩm, tương đối ổn định, thích hợp với sự sông của mọi loài sinh vật. Điều này đã tạo diều kiện cho các loài động vật ô nhiệt đới gió mùa thích nghi và chuyên hóa cao đối với những diều kiện sống rất đa dạng của môi trường.
Ví dụ, về sự chuyên hóa tập tính dinh dưỡng của các loài rắn trên đồng ruộng, ở đồng bằng Bắc Bộ: có những loài chuyên ăn rắn, có những loài chủ yếu ăn chuột, hoặc chủ yếu ăn ếch nhái hay ăn sâu bọ. Có loài bắt chuột về ban ngày (bắt trong hang), có loài về ban đêm (bắt ở ngoài hang)... Do vậy, trên cùng một nơi có thể có nhiều loài cùng sống bên cạnh nhau, tận dụng được nguồn sống của môi trường mà không cạnh tranh với nhau, làm cho số lượng loài động vật ở nơi đó tăng lên rõ rệt.

Bình luận (0)
Thien Tu Borum
11 tháng 5 2017 lúc 20:35

b)Các biện pháp cần thiết để duy trì đa dạng sinh học.
Hướng dẫn trả lời:
Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự giảm sút độ đa dạng sinh học là:
- Nạn phá rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác, du canh, di dân khai hoang, nuôi trồng thủy sản, xây dựng đô thị, làm mất môi trường sống của động vật.
- Sự săn bắt, buôn bán động vật hoang dã cộng với việc sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, việc thải các chất thải của các nhà máy, đặc biệt là khai thác dầu khí hoặc giao thông trên biển.
Do vậy, đế bảo vệ đa dạng sinh học cần có biện pháp cấm đốt, phá, khai thác rừng bừa bãi, cấm săn bắt buôn bán động vật, đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường.

Bình luận (0)
nguyễn khánh chi
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
7 tháng 5 2017 lúc 15:45

Khi trời mưa, độ ẩm trong không khí đặc biệt lớn, hàm lượng hơi nước cũng nhiều. Khi đó, ếch có thể hấp thụ càng nhiều oxy thông qua lớp da đã bị ướt. Lúc này ếch kêu to là trạng thái phân khích khi cơ thể được giải phóng năng lượng và trở nên khoẻ mạnh để săn mồi. Đây là đặc tính loài khá đặc biệt của ếch

Bình luận (0)
Kathy Kathy
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
19 tháng 3 2017 lúc 20:02

Mọi sinh vật khác có bộ óc không bằng con người, vì chúng không biết suy nghĩ và ý thức cao như con người, nhưng chúng có một cái đặc trung gọi là bản năng. Ví dụ như con chuột ngửi thấy lông mèo, nghe thấy tiếng mèo, lã đã tránh xa rồi, hay con rùa thấy nguy nó chui vào mai, con rắn thấy nguy nó cắn và phun độc,...nó là bản năng để sinh tồn của chúng, và dơi cũng thế. Trước hết, vì nó không nhìn thấy gì, định vị bằng sóng âm, theo nguyên lý âm thanh dội lại cho biết vị trí, nhưng bộ xử lý cũng không thẻ bị quá tải được, ban ngày đa số động vật đều hoạt động, vì vậy lượng sóng âm vọng lại là quá cao, làm dơi bị loạn âm, thiếu chính xác. Tiếp theo, dơi toàn là màu đen, quá hợp cho đi săn vào ban đêm, và tránh được cả kẻ thù ban đêm nữa, bản năng ngụy trang của động vật thì không phải hỏi nữa. Tiếp theo, dơi chỉ ăn những con côn trùng, động vật gặm nhấm, nói chung là bé hơn kích thước của dơi, mà những con này toàn hoạt động về đêm, cho nên nó phải đi săn đêm không thì chết đói. Lý do cuối, mọi động vật về đêm, nói chung là khó lý giải, nhưng chúng ưa bóng tối, sợ ánh sáng, và chúng có một múi giờ riêng, giống như đi du lịch bị lệch múi giờ ta sẽ khó mà ăn ngủ.

CÁI NÀY ĐÚNG 100% ĐÓ BẠN.

Bình luận (0)
Hoàng Huy Trần
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
15 tháng 5 2017 lúc 19:16

Chúng ta sẽ viết báo cáo về loài lợn nhé .

a) Điều kiện sống:
+ Khí hậu:Thích nghi với khí hậu nhiệt đới.
+ Nguồn thức ăn: Lợn là động vật ăn tạp. Thức ăn của
chúng là các hạt ngũ cốc (ngô, thóc, tấm,cám,gạo,…);Các loại
củ (sắn, khoai, dong giềng, củ từ,cà rốt, …);Một số từ
động vật (Bột cá, giun đất, bột tôm, bột thịt,…). Tuy vậy cần
cung cấp khẩu phần ăn cân đối, phù hơp.
+ Nơi sống: Lợn có thể sống theo lối chăn thả ở các bãi
đất rộng.Chúng cũng có thể được nuôi trong các chuồng
nuôi tại các gia đình hoặc trang trại.

b) Đặc điểm của lợn:
+ Lợn Ỉ

+ Đặc điểm: Lợn ỉ có lông và da màu đen tuyền. Đầu tương đối nhỏ.Trán có nhiều nếp nhăn. Chân khá ngắn; Tai đứng,hướng
về phíatrước,lưng võng, bụng phệ,
đuôi thẳng.

+ Ưu điểm: dễ nuôi vì chịu ẩm, nóng tốt, chịu kham khổ, sức chống bệnh cao, thịt thơm ngon.
+ Nhược điểm: nhỏ con, chậm lớn,ít nạc
nhiều mỡ (tỉ lệ nạc thường chỉ đạt 36% trong khi mỡ lại chiếm đến 54%). Nuôi lợn ỉ cả năm cũng chỉ đạt 40-50 kg, trong khi giống lợn thịt nuôi sáu tháng đã đạt 70-80 kg. Nên trong chăn nuôi người ta đã thay giống lợn ỉ bằng các giống lợn khác  Lợn ỉ ở Việt Nam sắp tuyệt chủng
+ Lợn Lan đơ rat

+ Đặc điểm: Lợn Lan đơ rat có lông và da màu trắng. Mõm thẳng; Thân hình dài; Bụng thon; Chân cao, Tai to cúp về phía trước. ( Con đực trưởng thành 300-350kg. Con cái 220 – 250kg )

+ Ưu điểm: ngoại hình thể chất vững chắc, thích nghi cao,
chống bệnh tốt, nhanh lớn. Có tỉ lệ nạc cao 54% 56%

+ Nhược điểm: Phải được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt Tiêu
tốn thức ăn tăng trọng khá nhiều.
+ Lợn Móng cái
+ Đặc điểm: Đầu đen, giữa trán có một điểm trắng hình tam giác hay bầu dục. Mõm trắng, giữa vai và cổ có vành trắng vắt ngang kéo dài tới bụng và 4 chân. Lưng và mông màu đen kéo dài xuống 1/2 bụng và bịt kín mông tạo thành lang “yên ngựa”. Lợn có đầu to, mõm bé, dài vừa phải, cổ ngắn và to, lưng dài, rộng, hơi võng. Bụng hơi xệ, mông rộng và xuôi; lông thưa và nhỏ, da mỏng, mịn; bốn chân tương đối cao và thẳng, móng xòe, đa số có 12 vú trở lên.
+ Ưu điểm: Sinh sản tốt, nuôi con khéo là đặc điểm tốt nhất của lợn Móng Cái. Lợn Móng Cái dễ nuôi, ít bệnh tật, chịu kham khổ nên có thể tận dụng được nguồn thức ăn tự chế biến tại chỗ, tiết kiệm được chi phí so với lợn ngoại.

g trị kinh tế

+ Cung cấp sản phẩm cho công nghiệp chế biến
Lợn cung cấp 1 số sản phẩm phụ cho công nghiệp chế biến như: thịt heo,xương heo
làm hạt nêm . Da heo cung cấp cho
nghành công nghiệp chế biến mì
chính.
+Làm phân bón
+Ngoài 1 số loại phân bón hóa học như: đạm, lân, kali…Con người cũng có thể bón thêm 1 số loại phân chuồng như lợn. Phân bón từ lợn là loại thức ăn khá tốt cho cây trồng.Phân lợn vừa giúp cải tạo đất, cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
+ Tại các chuồng trại hay tại các hộ gia đình, phân lợn không những làm phân bón mà người ta còn xây các bình bi-ô- ga để thắp sáng và đun nấu, tiết kiệm năng lượng điện, chất đốt…
+ Thu nhập
Không những làm thực phẩm, phân bón, nguyên liệu trong công nghiệp…lợn còn đem lại nguồn thu khá lớn. Có những gia đình thu được hàng trăm triệu đồng từ nuôi lợn và giàu nên nhờ nó.
Lợn còn là nghành kinh tế mũi nhọn ở một số địa phươn

Bình luận (0)
Đinh Quỳnh Hương Giang
Xem chi tiết
Hàn Vũ
23 tháng 3 2017 lúc 11:15

Phản xạ có điều kiện là những phản xạ trong quá trình sống tác động lên mình ,cũng giống như 1 thói quen

VD

+Dễ bị mất đi nếu ko được củng cố luyện tập

+Mang tính cá nhân,ko di truyền

+Số lượng vô hạn

Liên quan với học tập

+Có cố gắng học tập thì sẽ ko dễ mất đi kiến thức

+Có thể là :khi giáo viên ra câu hỏi thì mình sẽ phản xạ nhanh chóng và hình thành câu trả lời trong đầu

Mik học sách mới,hình như ko có mấy cái này,sai thì thông cảm.HỌC TỐT

Bình luận (0)
Susi Candy น่ารัก
Xem chi tiết
Lê Ngọc Phi Giao
25 tháng 4 2017 lúc 9:36
yếu tố gây hại tác hại lên hệ cơ quan của cơ thể nguwoif
rác thải sinh hoạt hệ hô hấp và da
thức ăn bị nhiễm độc hệ tiêu hóa, bài tiết
con người hút thuốchệ hô hấp
khói bụi từ nhà máy hệ hô hấp và da

 

Bình luận (1)
Võ Hà Kiều My
22 tháng 4 2017 lúc 9:08

chụp bảng được không ạ

Bình luận (2)
Hà Vi
Xem chi tiết
Minh Hieu Nguyen
14 tháng 6 2016 lúc 12:35

-Cá heo có quan hệ họ hàng gần với cá voi hơn .

Vì:cá heo thuộc lớp thú+cá voi thuộc lớp thú trong khi đó cá mập lại thuộc lớp động vật có xương sống

-Cá chép có quan hệ họ hàng gần với cá mập hơn>

Vì:cá chép thuộc lớp động vật có xương sống+cá mập thuộc lớp động vật có xương sống trong khi đó cá voi lại thuộc lớp thú

 

Bình luận (0)
Nguyễn Huế
Xem chi tiết
Quốc Đạt
25 tháng 4 2017 lúc 18:08

Câu 1 :

- Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.

- Chi trước biến thành cánh → quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.

- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.

- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.

- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.

- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.

- Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.

Câu 2 :

-Thú là động vật hằng nhiệt.Hoạt động trao đổi chất mạnh mẽ

-Có bộ lông mao bao phủ, tim 4 ngăn.Hệ tiêu hóa phân hóa rõ

​-Diện tích trao đổi khí rộng ở phổi.Cơ hoành tăng cường hô hấp

-Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ đảm bảo thai phát triển đầy đủ trước và sau khi sinh

​-Hệ thần kinh có tổ chức cao. Bán cầu não lớn nhiều nếp cuộn ,lớp vỏ bán cầu nào dày giúp cho hoạt động của thủ có những phản ứng linh hoạt phù hợp với những tình huống phức tạp của mỗi trường sống.

Câu 3 :

image

Câu 4 :

- ĐẺ TRỨNG: trứng sinh ra có thể gặp môi trường không thuận lợi, hoặc bị động vật khác ăn --> khả năng sống sót thấp. (những loài đẻ trứng thường đẻ rất nhiều trứng). Phôi thai phát triển nhờ chất dinh dưỡng có trong noãn hoàng.
- ĐẺ TRỨNG THAI (NOÃN THAI SINH): thực chất là đẻ trứng nhưng trứng được giữ lại trong cơ thể mẹ đến khi nở ra con mới sinh ra ngoài, vì vậy trứng được bảo vệ tốt hơn. Phôi thai vẫn phát triển nhờ chất dinh dưỡng có trong noãn hoàng.
- ĐẺ CON (THAI SINH): Phôi thai phát triển tốt hơn nhờ chất dinh dưỡng lấy từ cơ thể mẹ qua nhau thai. Thai cũng được bảo vệ tốt hơn trong suốt thời gian phát triển. (Ở những loài đẻ con, số lượng con thường ít).

Câu 5 :

Ở động vật có 2 hình thức sinh sản chính. Đó là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái kết hợp với nhau (mà do sự phân đôi cơ thể hoặc mọc chồi).
- Sinh sản hữu tính (có Ưu thế hơn sinh sản vô tính). Trong sinh sản hữu tính có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực (tinh trùng) và tế bào sinh dục cái (trứng), trứng thụ tinh phát triển thành phôi. Có 2 hình thức: thụ tinh ngoài và thụ tinh trong.

Câu 6 : Câu hỏi của Trần Nguyễn Thái Hà - Sinh học lớp 7 | Học trực tuyến

Bình luận (2)