Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Bình Dương , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 95
Số lượng câu trả lời 1515
Điểm GP 583
Điểm SP 1703

Người theo dõi (116)

Minh Quan Lê
luan nguyen
cần gấp
Huy Jenify

Đang theo dõi (5)


Câu trả lời:

THAM THẢO

Vào những ngày mùa hạ ở quê, em thích nhất là được cùng anh chị đi đón cơn mưa rào.Gọi là đón mưa rào, bởi vì đó là cơn mưa mà mọi người luôn mong chờ, ngóng đợi, và nó luôn lướt đến từ đằng xa như được gọi về vậy.

Đó thường là những buổi chiều mùa hè nóng bức, với ánh nắng vàng rười rượi, không khí khô khan. Rồi bỗng thật đột ngột, nắng tắt hẳn mà không hề báo trước. Những cơn gió cũng bỗng chốc thổi nhanh hơn, mạnh hơn. Loáng cái, xua đi hết những khô nóng đang lởn vởn trong không khí. Rồi dần dần, xung quanh trở nên mát mẻ và dễ chịu hơn hẳn. Phía trên cao, bầu trời vốn trong xanh, giờ đây đã dần đen sẫm đi. Như có một bàn tay vô hình nào đó, đổ mực lên, pha vào các đám mây vậy. Lũ trẻ con chúng tôi, đang chơi đùa, ngước lên thấy vậy liền biết sắp có mưa rào. Thế là cả lũ rối rít chạy về nhà, thu áo quần, đóng cửa sổ, rồi lật đật cùng bố mẹ, ông bà thu những thóc, những rơm đang phơi trên sân, trên đường. Ai cũng dáo dác, vội vàng.Rồi trời cũng tối sụp xuống trong sự mong chờ của mọi người. Bầu trời như một cái chăn đen nặng trịch, sà thẳng xuống mặt đất, kéo theo từng đợt gió rít quằn quại. Lũ trẻ con chúng tôi kéo nhau ra ngôi nhà ở đầu ngõ, nghển cổ chờ rước mưa về. Rồi đoàng một cái, sấm chớp giật đùng đùng trên cao, xé toạc bầu không khí yên tĩnh. Theo hiệu lệnh ấy, đoàn quân hạt mưa đổ ào ào xuống mặt đất. Chúng không đỏ xuống cả ngôi làng một lúc, mà rải dần từ phía đằng xa. Và chúng tôi, cũng chạy leo lượt mưa ấy, sung sướng chạy về nhà. Trông chẳng khác gì là chúng tôi đang rước mưa về cả. Những giọt mưa mát lạnh, ngọt lành rải đều lên khắp nơi. Bốn bề chỉ toàn là màu trắng xóa, âm thanh ào ào của mưa. Ngồi trong nhà nhìn ra, cảm giác như chỉ có mình và ngôi nhà đang tồn tại cách biệt với thế giới bên ngoài. Có lúc nhàm chán, tôi lại ngồi nhìn những giọt mưa rớt từ mái xuống, lộp độp, lộp độp.Chỉ một lát sau, mưa yếu dần. Bầu trời cũng trắng và cao dần lên, hửng sáng. Chúng tôi sẽ vội vàng chạy ra ngoài, tắm táp dưới làn nước mát nhẹ nhàng ấy. Những cây cỏ xung quanh cũng đung đưa như nhảy nhót chung vui cùng chúng tôi. Chỉ một lát sau, mưa tạnh hẳn. Bầu trời lại cao và trong xanh vời vợi, như những điều vừa xảy ra chỉ là giấc mộng. Những đứa trẻ nghịch ngợm, thi nhau kéo những cành cây cho nước rớt xuống ào ào, nhảy ùm vào những vũng nước đọng ven đường, trên sân. Thật là thích thú. Cây cối, động vật khoan khoái vươn mình ra, sưởi ấm dưới ánh mặt trời ló dạng. Người lớn trong làng, cũng lật đật trở ra vườn, ra đồng làm tiếp công việc còn dở dang với tâm trạng vui vẻ, thích thú.

Tuy ngắn ngủi, nhưng những cơn mưa rào mùa hạ thực sự đem đến những trải nghiệm tuyệt vời và quý giá với tất cả mọi người.

Câu trả lời:

THAM THẢO

                                Sự tích cá he

Ngày xưa có một nhà sư trẻ tuổi rất ngoan đạo. Sau hơn ba mươi năm khổ công tu luyện, sư thuộc lòng tất cả các kinh kệ nhà Phật, lại giỏi thuyết pháp. Vậy mà lâu rồi vẫn chưa được thành chính quả. Nhà sư bụng bảo dạ: “Phải đến đất Phật một phen mới có hy vọng thành Phật”. Nghĩ vậy, sư mới quyết chí tìm đường sang Tây Trúc.

Ðường đi từ nước nhà sang Tây Trúc ngày đó chưa có cách nào cho thuận lợi. Việc giao thông hầu hết là bằng đường bộ, mà đi bộ thì thật là muôn vàn nguy hiểm. Nhưng nhà sư trẻ tuổi quả quyết nhằm hướng tây tiến bước.

 

Cuộc hành trình đã được năm mươi ngày. Nhà sư đã nhiều lần lạc đường và mấy lần mê man vì sốt rét, nhưng nhờ được sự giúp đỡ nên đều qua khỏi, và vẫn cứ tiếp tục cuộc hành trình.

Một hôm, sư đến một khu rừng thì trời đã chiều. Sư cố bước dồn hòng tìm một nơi nghỉ vì trong người đã thấy ớn rét. May sao giữa rừng sâu, sư bỗng thấy một ngôi nhà. Nghe tiếng gọi cửa, một bà cụ già bước xuống sân. Sư tỏ ý định của mình là xin nghỉ nhờ một đêm. Nhưng bà cụ vừa thấy khách đã xua tay rối rít:

– Ði mau lên! Mau lên! Con ta mà về thì không còn tính mạng.

Sư đáp:

– Tôi bây giờ thật là kiệt sức, không thể nào bước được bước nữa. Nếu không cho tôi nghĩ thì cũng đành nằm liều trước cửa đây thôi.

Bà cụ bảo:

– Chao ôi! Con ta vốn là ác Lai hay ăn thịt người. Cố đi nhanh lên, bây giờ nó sắp về rồi đó.

Nhưng sư đã vứt tay nải, nằm vật xuống đất. Hai đầu gối va vào nhau chan chát. Bà cụ không biết nói thế nào nữa, đành nắm tay sư lôi vào trong nhà, bà cụ bảo sư phải cố giữ cho thật im lặng để tránh cái chết thê thảm. Ðoạn, bà cụ chất củi phủ lá rất kín đáo.

Trời tối hẳn thì ác Lai về đến nhà, tay xách một con mang. Hắn dừng lại ở chân thang và khịt mũi mãi. Hắn bảo:

– Có mùi thịt mẹ ạ

Mẹ hắn đáp:

– Thì chả là thịt mày mang về đây là gì?

– Không phải, thịt người. Con biết lắm. Có thịt người.

Bà cụ chưa kịp can thì hắn đã quẳng con mang lên sàn rồi chạy đi tìm. Chả mấy chốc, hắn đã lôi được nhà sư ngủ say như chết từ dưới hầm nhà mình.

Khi sư tỉnh dậy thì đã thấy ác Lai đang cầm một mũi mác lăm lăm ở tay. Hắn quát:

– Mày đi đâu?

Sư nhìn kỹ thấy hắn cũng không khác gì người thường bèn tỉnh táo đáp:

– Tôi đi tìm Phật.

– Tìm để làm gì?

Sư bây giờ mới nói rõ mục đích của mình. Rồi luôn miệng, sư giảng giải đạo từ bi cho hắn. Sư nói mãi, nói mãi, kể bao nhiêu ngày gian khổ của mình dọc đường, là làm sao được nhìn mặt đức Phật để được thành đạo. Sư nói khéo quá, đến nỗi mẹ con ác Lai đều cảm động đến rơi nước mắt. Thấy họ thành thật hối lỗi, sư cho họ biết là họ cũng sẽ trở nên “vô sinh vô diệt”, sẽ sống sung sướng trên Niết Bàn, nếu họ kiên quyết bỏ ác làm thiện. Tự nhiên mũi mác ở tay ác Lai rơi xuống sàn. Những đường nhăn hung ác lúc nãy bây giờ dịu lại.

Sáng hôm sau, khi sư sắp sửa lên đường thì mẹ con ác Lai vui vẻ sắp sẵn lương thực cho sư. Họ lại tiến đưa sư đi qua một ngọn núi đá. Khi sắp từ biệt, ác Lai hỏi:

– Tôi biết lấy gì mà dâng Phật đây?

Sư đáp:

– Tâm tức thị Phật, Phật tức thị tâm. Chỉ dâng tấm lòng mình là đủ.

Sư không ngờ ác Lai đã rút mũi mác nhanh như cắt, tự rạch bụng mình lôi ra cả một mớ gan ruột đưa cho sư và nói:

– Nhờ hoà thượng đưa hộ dâng lên đức Phật.

Sư lấy làm bối rối quá. Chỉ vì ác Lai hiểu nhầm lời nói của mình. Bây giờ biết làm thế nào đây. Cuối cùng sư ta đành nhìn vào cặp mắt của ác Lai gật đầu, nhận lời rồi gói bộ lòng của con người đáng thương đó lại và quảy quả lên đường.

Sư vừa đi được mấy ngày thì khu rừng rậm chấm dứt, biển lộ ra trước mặt mênh mông bát ngát. Nước trời một vẻ trông rất vui mắt, nhưng trong bụng sư thì chẳng vui chút nào. Món lễ vật của Ðức Phật đè nặng lên vai. Nếu chỉ có thế thì không gì lo ngại cho lắm. Khổ một nỗi là mùi thối của bộ lòng kia xông ra khó tả. Sư đã bọc nó ba tầng bốn lớp mà mùi thối vẫn nồng nặc. Sư lẩm bẩm:

– Như thế này thì các nhà quán dọc đường còn ai dám chứa mình.

Qua ngày hôm sau, không thể chịu nổi nữa, sư bèn vứt bộ lòng ác lai xuống biển.

Nhà sư đi mãi rồi cũng đến Tây Trúc. Nhưng khi phủ phục trước Phật Ðài nói lên nỗi thắc mắc của mình vì sao chưa được đắc đạo thì bỗng nhiên trên điện cao có tiếng vọng xuống bảo:

– Còn thiếu một vật nữa mới thành chính quả.

Sư rất đỗi kinh ngạc, cố ngước mắt nhìn lên một tí. Trên cao vòi vọi sư thấy Ðức Phật ngự giữa toà sen sáng chói, sau lưng có bóng dáng hai người tựa hồ hai mẹ con ác Lai. Sư bỗng hiểu hết: Ðức Phật đã rõ sự thiếu thành thực, thiếu tận tâm của mình rồi, còn mẹ con ác Lai nay đã thành chính quả chỉ nhờ sự ngộ đạo đột ngột và chân thành trong phút chốc. Sư nằm phục vị hồi lâu, trong lòng hổ thẹn vô cùng.

Nhà sư trẻ sau đó lại trở về chốn cũ tìm lại bộ lòng Tuy biển mênh mông và sâu kín, nhưng sư cũng cố lặn hụp để mong thấy lại món quà dâng Phật mà ác lai gửi cho mình. Sư nghĩ chỉ có làm thế mới dám nhìn lại mẹ con ác Lai và hy vọng gần gũi toà sen Ðức Phật. Sư bơi lên lặn xuống mãi. Sau đó sư hoá làm loài cá mà người ta vẫn gọi là cá he cũng gọi là cá nược hay có nơi gọi là cá ông sư. Vì cho đến ngày nay dòng dõi loài cá đó còn nào con nấy có cái đầu trọc như đầu ông sư và vẫn làm việc của nhà sư, nghĩa là chúng đi hàng đàn, cứ lặn xuống nổi lên luôn, không chịu nghỉ.

Những người đánh cá còn nói loài cá he rất ghét những ai trêu chọc mình. Ai trêu chọc nghĩa là gợi lại chuyện cũ của tổ tiên chúng nó, chúng nó sẽ làm đắm thuyền rách lưới. Trái lại, ai khen ngợi, reo hò thì chúng sẽ lặn xuống nổi lên cho mà xem.

Câu trả lời:

THAM THẢO

Trong các truyện cổ tích Đông Tây thường có những người, và bên ngoài xấu xí đến ghê tởm, nhưng chính đó lại là trai tài, gái sắc. Có lẽ là tác giả hư cấu ra như vậy để thử thách người chỉ biết nhìn cái vỏ ngoài mà không chú ý đến thực chất bên trong chăng?

Sọ Dừa là một nhân vật như vậy. Sinh ra dị dạng nhưng thực ra là một chàng trai khôi ngô, tuấn tú, có tài nghệ, lao động lại giỏi giang: Chuyện đó không ai biết cả, từ mẹ chàng cho đến phú ông thuê chàng ở chăn bò. Phú ông có ba người con gái thì hai cô chị cũng không biết, chỉ cô em út biết mà thôi. Vì thế mà hai cô chị đối với chàng tỏ ra khinh thường, còn cô em út thì đem lòng yêu mến, bằng lòng lấy Sọ Dừa khi Sọ Dừa cầu hôn. Phú ông tưởng cứ thách cưới cho to là mẹ con Sọ Dừa, nhà nghèo lấy đâu ra mà sửa sang đô sính lễ! Chẳng ngờ, Sọ Dừa đưa đầy đủ những gì phú ông thách cưới. Lúc này Sọ Dừa mới biến thành một chàng trai tuấn tú. Rồi chàng dùi mài kinh sử, gặp khoa thi, đỗ Trạng nguyên, được bổ làm quan.

Bấy giờ hai cô chị vốn ác nghiệt, chua ngoa với Sọ Dừa rắp tâm hại em để cướp chồng em, thay em làm bà Trạng! Nhân khi quan Trạng đi sứ, ở nhà hai cô chị lập mưu xô em xuống sông, giữa dòng nước xoáy. Nhưng trời không để nàng chết. Nàng trôi dạt vào một đảo hoang. Đến khi thuyền quan Trạng đi sứ trở về qua thì hai vợ chồng lại gặp nhau. Tất nhiên, hai cô chị xấu hổ, bỏ trốn đi biệt xứ.

Truyện có nhiều tình tiết hoang đường như Sọ Dừa lúc sinh ra chỉ là một cục thịt, không có tay chân, nhưng biết nói, biết chăn bò, vv... Hoặc như quan trạng biết trước vợ sẽ gặp tai nạn nên lúc ra đi, đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà. Nhờ có những thứ ấy mà cá kình nuốt vào bụng, nàng không chết, lại lấy dao mổ bụng cá chui ra, vv... Nhưng ý nghĩa truyện thì rõ ràng: "Người chăm chỉ lao động sẽ được đền bù; người hiền hậu sẽ được hưởng hạnh phúc. Chỉ có kẻ ác độc mới phải chịu số phận hẩm hiu".