Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 162
Số lượng câu trả lời 0
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (3)

Thủy Phùng
Himmy mimi

Đang theo dõi (10)


Chủ đề:

Bài 21. Việt Nam trong những năm 1939 - 1945

Câu hỏi:

Câu 6.  Nội dung cơ bản của bản Tạm ước Việt – Pháp (14-9-1946) là:

A. Ngừng bắn ngay ở Nam Bộ.

B. Nhượng cho Pháp một số quyền lợi chính trị.

C. Ta nhượng bộ cho Pháp một số quyền lợi kinh tế - văn hoá ở Việt Nam.

D. Pháp công nhận Việt Nam có chính phủ tự trị nằm trong  khối Liên Hiệp Pháp.

Câu 7. Biện pháp lâu dài để giải quyết nạn đói sau năm 1945 ở Việt Nam là

A. phát động ngày đồng tâm.                                  B. kêu gọi sự cứu trợ từ bên ngoài.

C. chia lại ruộng công cho dân nghèo.                  D. tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm.

Câu 8. Lực lượng nào dưới đây đã dọn đường tiếp tay cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta?

A. Đế quốc Mĩ.         B. Phát xít Nhật.       C. Thực dân Anh.                 D. Quân Trung Hoa Dân quốc.

Câu 9.  Nội dung nào dưới đây không thuộc Hiệp định sơ bộ (6-3-1946)?

A. Hai bên ngừng bắn ở Nam Bộ.

B. Nhượng cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hoá ở Việt Nam

C. Ta đồng ý cho Pháp ra miền Bắc thay thế cho quân Trung Hoa Dân Quốc.

D. Pháp công nhận Việt Nam là quốc gia tự do, nằm trong khối Liên Hiệp Pháp.

Câu 10. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, quân đội Đồng minh nào vào Việt Nam để làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật?

A. Quân Anh và Mĩ.                                                 B. Quân Anh và Pháp.

C. Quân Anh và Trung Hoa dân quốc.                  D. Quân Mĩ và quân Trung Hoa dân quốc.

Chủ đề:

Bài 21. Việt Nam trong những năm 1939 - 1945

Câu hỏi:

Câu 1. Ngày 23-9-1945 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì dưới đây?

A. Pháp mở rộng đánh chiếm các tỉnh Nam kỳ.

B. Pháp chính thức xâm lược Việt Nam lần thứ hai.                  

C. Pháp đánh chiếm một số vị trí quan trọng ở Nam bộ.                       

D. Pháp tấn công đoàn mít tinh mừng ngày Độc lập ở Sài Gòn.               

Câu 2. Để giải quyết nạn đói trước mắt sau Cách mạng tháng Tám, Đảng Chính phủ và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã có biện pháp gì dưới đây?

A. Kêu gọi sự cứu trợ của thế giới.                        B. Phát động phong trào “Tuần lễ vàng”.

C. Nhường cơm sẻ áo, hũ gạo cứu đói.                 D. Tịch thu gạo của người giàu chia cho người nghèo.

Câu 3. Tháng 1-1946 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì dưới đây của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà?

A. Thông qua bản Hiến pháp đầu tiên.                  B. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khoá I.

C. Việt Nam và Pháp kí Hiệp định Sơ bộ.            D. Quốc hội đồng ý lưu hành đồng tiền Việt Nam.

Câu 4.  Để khắc phục tình trạng khó khăn về tài chính sau cách mạng tháng Tám Đảng,  Chính phủ đã có chủ trương gì dưới đây?

A. “Quỹ độc lập”.                                                     B. “Ngày đồng tâm”.          

C. “Tăng gia sản xuất”.                                           D. “Không một tấc đất bỏ hoang”.

Câu 5. Ngày 8/9/1945  Chủ Tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh gì dưới đây?

A. Thành lập Nha Cảnh sát                                     B. Thành lập Nha An Ninh

C. Thành lập Nha Bình dân học vụ                        D. Thành lập quân đội quốc gia Việt Nam

Chủ đề:

Bài 20. Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 - 1939

Câu hỏi:

Câu 6. Phong trào đấu tranh nào dưới đây là tiêu biểu trong cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939?

A. Phong trào đấu tranh nghị trường.                    B. Phong trào Đông Dương Đại hội.

C. Phong trào đón Gôđa đầu năm 1937.               D. Cuộc mít tinh ngày 1/5/1938 ở Hà Nội.

Câu 7. Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản (7 – 1935) đề ra chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân ở các nước nhằm mục đích gì?

A. Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ hòa bình.

B. Chống đế quốc thực dân.

C. Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

D. Giành độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa.

Câu 8. Mục tiêu đấu tranh của phong trào dân chủ 1936 - 1939 có gì khác so với phong trào cách mạng 1930 - 1931?

A. Tập trung vào nhiệm vụ phản đế.

B. Tập trung vào nhiệm vụ phản phong.

C. Đòi giảm tô, giảm tức, xóa nợ cho nông dân.

D. Đòi cải thiện đời sống, tự do dân chủ, hòa bình.

Câu 9. Đánh giá nào dưới đây là đúng về việc xác định nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng Đông Dương tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7 – 1936)?

A. Hội nghị đã giải quyết được mâu thuẫn trước mắt của dân tộc.

B. Đảng đã xác định được chủ trương làm cách mạng giải phóng dân tộc.

C. Phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của Đông Dương và thế giới lúc bấy giờ.

D. Hội nghị đã xác định được mục tiêu trước mắt của cách mạng nước ta.

Câu 10. Cuộc đấu tranh công khai, hợp pháp trong những năm 1936 – 1939 thực chất là cuộc

A. vận động dân tộc, dân chủ.                                B. cách mạng giải phóng dân tộc.

C. tuyên truyền, giác ngộ quần chúng.                  D. đấu tranh giai cấp để giải phóng dân tộc.

 

Chủ đề:

Bài 20. Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 - 1939

Câu hỏi:

Câu 1. Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng thế giới được đại hội VII Quốc tế Cộng sản (7-1935) xác định là gì?

A. Chống chủ nghĩa đế quốc.                     B. Chống chủ nghĩa phát xít.

C. Chống chủ nghĩa thực dân.                    D. Chống chế độ phản động thuộc địa.

Câu 2. Phong trào cách mạng ở Việt Nam trong những năm 1936 – 1939 được gọi là cuộc vận động dân chủ vì phong trào này

A. đã thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

B. chủ yếu là đấu tranh hòa bình, hợp pháp.

C. đã hưởng ứng cuộc vận động dân chủ trên thế giới.

D. chủ yếu hướng vào mục tiêu trước mắt đòi quyền tự do, dân chủ.

Câu 3. Phương pháp đấu tranh cách mạng thời kì 1936 – 1939 là sự kết hợp hình thức đấu tranh

A. công khai, bí mật và đấu tranh vũ trang.

B. hợp pháp, bất hợp pháp, đấu tranh chính trị.

C. công khai và nửa công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp.

D. đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, bất hợp pháp.

Câu 4. Mục tiêu đấu tranh trong giai đoạn 1936 - 1939 được Đảng ta xác định là gì?

A. Đánh đổ đế quốc - phát xít.                   B. Độc lập dân tộc và người cày có ruộng.

C. Tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.   D. Đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng dân tộc.

Câu 5. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) đã chủ trương thành lập

A. Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng minh.

B. Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương.

C. Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương.

D. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.