a) Diện tích xung quanh
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là tổng diện tích bốn mặt bên của hình hộp chữ nhật.
Ví dụ: Cho hình hộp chữ nhật có chiều dài 8cm, chiều rộng 5cm và chiều cao 4cm. Tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó.
Quan sát hình hộp chữ nhật và hình khai triển trên đây ta thấy:
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật bằng diện tích của hình chữ nhật có:
Chiều dài là: 5 + 8 + 5 + 8 = 26 (cm) (tức là bằng chu vi của mặt đáy hình hộp), chiều rộng 4cm (tức là bằng chiều cao của hình hộp).
Do đó, diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó là:
26 × 4 = 104 (cm2)
Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
b) Diện tích toàn phần
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là tổng của diện tích xung quanh và diện tích hai đáy.
Hình hộp chữ nhật ở ví dụ trên có diện tích một mặt đáy là:
8 × 5 = 40 (cm2)
Do đó, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó là:
104 + 40 × 2 = 184 (cm2)
a) Ví dụ: Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài 20cm, chiều rộng 16cm và chiều cao 10cm. a) Ví dụ: Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài 20cm, chiều rộng 16cm và chiều cao 10cm.
Để tính thể tích hình hộp chữ nhật trên đây bằng xăng-ti-mét khối ta cần tìm số hình lập phương 1cm3 xếp vào đầy hộp (xem các hình vẽ dưới đây).
Sau khi xếp 10 lớp hình lập phương 1cm3 thì vừa đầy hộp.
Mỗi lớp có: 20 × 16 = 320 (hình lập phương 1cm3).
10 lớp có: 320 × 10 = 3200 (hình lập phương 1cm3).
Vậy thể tích của hình hộp chữ nhật là:
20 × 16 × 10 = 3200 (cm3)
b) Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
Gọi V là thể tích của hình hộp chữ nhật, ta có:
V = a × b × c
(a, b, c là ba kích thước của hình hộp chữ nhật).