Phiếu bài tập số 4
Bài 1:
1, Nêu hoàn cảnh sang tác bài thơ Tức cảnh Bác Pó?
2.Bài thơ được sang tác theo thể thơ nào?
3. Em hiểu thế nào về nhan đề bài thơ: Tức cảnh Pác Bó?
4.Cấu tạo của câu thơ đầu tiên trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó có gì đặc biệt?Điều này có ý nghĩa gì trong việc thể hiện nội dung của bài thơ?
5. Viết đoạn văn theo cách lập luận tổng phân hợp khoảng 10 câu phân tích cái haycuar câu thơ:”Cuộc đời cách mạng thật là sang”.Trong đoạn văn có sử dụng một câu nghi vấn không dùng với mục đích hỏi.(Gạch chân và chú thích)
Bài 2 .Tập làm văn
Giới thiệu một tác phẩm văn học đặc sắc dành cho thiếu nhi.
Phiếu bài tập số 3
Câu 1 :
a) Kể tên các kiểu câu phân theo mục đích nói?
b) Xác định các kiểu câu phân theo mục đích nói có trong những câu dưới ây:
“ Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống: (1) – Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu? (2)”
Câu 2 :
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời trong càng rộng càng cao .
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…
(SGK Ngữ Văn 8, tập 2, trang 19)
a) Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào?Tác giả ?
b) Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
c) Nêu ngắn gọn những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ trên?
Câu 3 .
Nghị luận Tuổi trẻ và tương lai đất nước.
PHIẾU BÀI TẬP 2-Ngữ văn 8
Câu 1. (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:
Huống chi thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương. Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
a) Đoạn trích trên viết bằng thể loại gì? Nêu đặc điểm của thể loại đó?
b) Đoạn văn được trích dẫn từ văn bản nào? Tác giả là ai? Trình bày đôi nét về tác giả, tác phẩm?
Câu 2. (3,0 điểm)
a) Chép khổ thơ thứ ba trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ.
b) Viết cảm nhận của em về đoạn thơ bằng đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) có sử dụng câu cảm thán, câu nghi vấn.
Câu 3. (5,0 điểm)
Bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.
Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Phiếu bài tập 1
Bài 1:
a. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh?
b. Nội dung chính của bài thơ?
c. Em hãy kể tên một số bài thơ khác của Bác cũng nói về trăng.
Bài 2:
Chỉ ra những BPNT được sử dụng trong đoạn thơ và nêu hiệu quả của các BPNT đó:
“ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…..”
( Quê Hương – Tế Hanh)
Bài 3: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
"Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu".
("Ông đồ" - Vũ Đình Liên)
a.Bài thơ trện được viết năm nào?
b.Chỉ ra các tính từ có trong đoạn thơ.
c. Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch có độ dài khoảng 12 câu để làm rõ hình ảnh ông đồ ở thời Nho học suy tàn. Trong đoạn văn có sử dụng câu cảm thán ( gạch chân câu cảm thán đó)
Bài 4 : (1 điểm) Phân tích giá trị biểu đạt của các từ : già, xưa, cũ trong những câu thơ sau : – Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
– Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ ? (Trích Ông đồ - Vũ Đình Liên)
Bài 5: Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“(1) Lão Hạc thổi cái mồi rơm, châm đóm. (2) Tôi đã thông điếu và bỏ thuốc rồi. (3) Tôi mời lão hút trước. (4) Nhưng lão không nghe…
- (5) Ông giáo hút trước đi.
(6) Lão đưa đóm cho tôi…
- (7) Tôi xin cụ.
(8) Và tôi cầm lấy đóm, vo viên một điếu. (9) Tôi rít một hơi xong, thông điếu rồi mới đặt vào lòng lão. (10) Lão bỏ thuốc, nhưng chưa hút vội. (11) Lão cầm lấy đóm, gạt tàn, và bảo:
- (12) Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ!”
( Lão Hạc)
a. Tác giả của văn bản “ Lão Hạc” là ai? Ghi rõ năm sáng tác của văn bản đó?
b.Tìm các câu trần thuật có trong đoạn trích trên?
c. Dựa vào văn bản đã xác định ở câu a, em hãy viết một đoạn văn tổng – phân – hợp có độ dài khoảng 12 câu để làm rõ vẻ đẹp của nhân vật Lão Hạc. Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép ( gạch chân câu ghép đó)
Bài 1. Phân loại đơn chất, hợp chất và tính phân tử khối của các chất sau:
khí nitơ (N2), Axitsunfuric(H2SO4), sắt III oxit (Fe2O3), canxi cacbonat (CaCO3), khí cacbonic (CO2), muối ăn (NaCl), khí clo (Cl2).
Bài 2. Tính hóa trị của nguyên tố P, S, Fe lần lượt có trong các hợp chất P2O5; SO3; Fe2O3.
Bài 3. Lập công thức hoá học của các hợp chất tạo bởi: P (V)và O; Fe (II)và Cl (I); Al (III) và SO4 (II); Ca (II) và PO4 (III).
Bài 4.
a) hoàn thành các phương trình hóa học sau:
1. Cr + O2 ---> Cr2O3 5. Fe + Br2 ---> FeBr3
2. Al + HCl ---> AlCl3 + H2 6. BaCO3 + HNO3 ---> Ba(NO3)2 + CO2 + H2O
3. Na2SO3 + H2SO4 ---> Na2SO4 + CO2 + H2O 7. Fe(OH)3 + HCl ---> FeCl3 + H2O
4. NaNO3 ---> NaNO2 + O2 8. BaCl2 + H2SO4 ---> BaSO4 + HCl
b) Hãy cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng.
Bài 5.
a. Tính số mol của : 20g NaOH; 11,2 lít khí N2 (đktc); 7,2.1023phân tử NH3
b. Tính khối lượng của: 0,15 mol Al2O3; 6,72 lít khí SO2 ở đktc; 0,6. 1023 phân tử H2S.
c. Tính thể tích của các chất khí ở đktc: 0,2 mol CO2; ; 16 g SO2; 2,1.1023phân tử CH4.
Bài 6. Hãy xác định nguyên tố X trong mỗi trường hợp sau:
a) 1 hợp chất có phân tử gồm 1 X liên kết với 2O, nặng gấp hai lần phân tử khí oxi.
b) 1 hợp chất có phân tử gồm 1X, 1S và 4O, nặng gấp 2,33 lần phân tử canxi cacbonat.
c) 1 hợp chất có phân tử gồm 2Na, 1C và 3X, nặng bằng 1 phân tử canxi cacbonat và 3 phân tử khí hiđro.
Bài 7. Tính phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất: Fe2O3, Ca(NO3)2, Na2CO3.
Bài 8. Xác định công thức hóa học của những hợp chất có thành phần gồm: 33,33% Na, 20,29% N, 46,37% O và hợp chất có tỉ khối hơi so với khí hiđro bằng 34,5 lần.
Bài 9. Cho sơ đồ : Zn + HCl ---> ZnCl2 + H2. Nếu có 16,25 g Zn tham gia phản ứng. hãy tính:
a) mHCl = ?
b) VH2 ở đktc = ?
c) mZnCl2 = ? (bằng hai cách).