Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thanh Thanh Nguyệt

Phiếu bài tập 1

Bài 1:

a. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh?

b. Nội dung chính của bài thơ?

c. Em hãy kể tên một số bài thơ khác của Bác cũng nói về trăng.

Bài 2:

Chỉ ra những BPNT được sử dụng trong đoạn thơ và nêu hiệu quả của các BPNT đó:

“ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…..”

( Quê Hương – Tế Hanh)

Bài 3: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

"Nh­ưng mỗi năm mỗi vắng

Ng­ười thuê viết nay đâu?

Giấy đỏ buồn không thắm;

Mực đọng trong nghiên sầu".

("Ông đồ" - Vũ Đình Liên)

a.Bài thơ trện được viết năm nào?

b.Chỉ ra các tính từ có trong đoạn thơ.

c. Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch có độ dài khoảng 12 câu để làm rõ hình ảnh ông đồ ở thời Nho học suy tàn. Trong đoạn văn có sử dụng câu cảm thán ( gạch chân câu cảm thán đó)

Bài 4 : (1 điểm) Phân tích giá trị biểu đạt của các từ : già, xưa, cũ trong những câu thơ sau : – Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

– Năm nay đào lại nở,

Không thấy ông đồ xưa.

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ ? (Trích Ông đồ - Vũ Đình Liên)

Bài 5: Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“(1) Lão Hạc thổi cái mồi rơm, châm đóm. (2) Tôi đã thông điếu và bỏ thuốc rồi. (3) Tôi mời lão hút trước. (4) Nhưng lão không nghe…

- (5) Ông giáo hút trước đi.

(6) Lão đưa đóm cho tôi…

- (7) Tôi xin cụ.

(8) Và tôi cầm lấy đóm, vo viên một điếu. (9) Tôi rít một hơi xong, thông điếu rồi mới đặt vào lòng lão. (10) Lão bỏ thuốc, nhưng chưa hút vội. (11) Lão cầm lấy đóm, gạt tàn, và bảo:

- (12) Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ!”

( Lão Hạc)

a. Tác giả của văn bản “ Lão Hạc” là ai? Ghi rõ năm sáng tác của văn bản đó?

b.Tìm các câu trần thuật có trong đoạn trích trên?

c. Dựa vào văn bản đã xác định ở câu a, em hãy viết một đoạn văn tổng – phân – hợp có độ dài khoảng 12 câu để làm rõ vẻ đẹp của nhân vật Lão Hạc. Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép ( gạch chân câu ghép đó)

Lê Thị Hải
15 tháng 4 2020 lúc 20:26

1. * Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm được sáng tác trong quãng thời gian Bác bị giam cầm ở nhà lao của chình quyền Tưởng Giới Thạch từ tháng 8 năm 1942 – đến năm 1943. Đọc bài thơ ta càng thấm thía tinh thần lạc quan, cứng cỏi của người tù Cách mạng.

Nội dung:

- Tác giả khéo léo khai thác sử dụng, khai thác 1 thi đề quen thuộc đó là ngắm trăng.

- Thể hiện tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan của người tù Cách mạng.

2. So sánh

- Chiếc thuyền đã được miêu tả bằng biện pháp so sánh “như con tuấn mã”. Qua đó ta cảm nhận được khí thế dũng mãnh, hăng hái, hào hùng của con thuyền, được tư thế mạnh mẽ để chiến thắng và vượt qua một không gian rộng lớn.

- Cánh buồm:

+ Hình ảnh lãng mạn, bay bổng.

+ So sánh cái vô hình với cái hữu hình, cụ thể, khiến cánh buồm trở nên vừa có linh hồn (nó gắn bó, thân thiết, thiêng liêng hơn với người dân chài) vừa có hình hài (nó mang vẻ đẹp thanh thoát, mơ mộng, lãng mạn)


Các câu hỏi tương tự
Hiếu Bầu Trời
Xem chi tiết
Trần Thị Thúy Quỳnh
Xem chi tiết
vuongnhatbac
Xem chi tiết
Hoàng Khánh Ly
Xem chi tiết
Bích Nguyệtt
Xem chi tiết
I Love Literature
Xem chi tiết
Hara Nisagami
Xem chi tiết
Phong Lê
Xem chi tiết
Quân Phạm
Xem chi tiết
Phong Lê
Xem chi tiết