Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 23
Số lượng câu trả lời 339
Điểm GP 19
Điểm SP 141

Người theo dõi (16)

Hoàng Vinh
kethattinhtrongmua
Kim Taehyungie
TINH ĐÀO NHI
Kui

Đang theo dõi (1)


Câu trả lời:

Trong dòng chảy của nền văn học dân tộc, cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo tựa như hai mạch ngầm xuyên suốt, cuôn chảy qua bao chặng đường lịch sử. Đặc biệt trong thời kì văn học Trung đai trước nhiều biến cố lịch sử lòng yêu nước ấy lại hừng hực cháy trong tâm hồn các thi nhân để rồi tuôn trào nơi đầu bút lực những nỗi lòng,tâm sự ngân lên như những nốt nhạc trầm bổng trong 1 bản đàn. Có lẽ chăng xuất phát từ đó mà sách giáo khoa Ngữ văn 10 đã cho rằng:
“ Điều đáng lưu ý là văn thơ nói đến những nội dung yêu nước đã không chỉ tồn tại ở dạng quan niệm, tư tưởng đơn thuần mà quan trọng hơn là sự tồn tại ở dạng cảm xúc, cảm hứng, tâm huyết với đủ màu vẽ và cung bậc”.
Thế nào là cảm hứng yêu nước? Nói đến cảm hứng yêu nước là nói đến nội dung tình cảm trong mỗi tác phẩm tình văn học. Cảm hứng yêu nước được bộc lộ qua thơ bằng muôn hình vạn trạng. Đó là tình yêu quê hương, đất nước, yêu cảnh sắc thiên nhiên, xứ sở. Đó là ý chí chống xâm lăng vì khát vọng ấm no, hạnh phúc, được sống trong tự do, độc lập, hòa bình bền vững. Đó là niềm tự hào về truyền thống lịch sử, truyền thống văn hiến Việt Nam lâu đời, giàu bản sắc. Đó còn là ý thức tự lập, tự cường, xây dựng và bảo vệ đất nước muôn đời giàu đẹp.
Bước vào kỉ nguyên xây dựng quốc gia phong kiến độc lập sau hàng nghìn năm đô hộ, biểu hiện trước hết của tư tưởng yêu nước là ý thức tự cường, tự tôn dân tộc, ý thức về chủ quyền độc lập. Đó là lời thơ hào sảng trong “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt:
“Sông núi nước nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời”.
Chủ quyền độc lập thiêng liêng bất khả xâm phạm được khẳng định qua những câu thơ chắc nịch, giọng thơ đanh thép, hùng hồn. Đó là một “bài thơ thần”, xứng đáng là Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của đất nước Đại Việt.
Đến bài “Cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi- bản tuyên ngôn độc lập thứ hai, chân lí lịch sử ấy nâng lên ở một tầm cao mới với cái nhìn toàn diện, đầy đủ và sâu sắc hơn. Từ việc dừng lại ở việc khẳng định chủ quyền độc lập ở bài “Nam quốc sơn hà” thì bài “Cáo bình Ngô” đã tiếp nối và phát triển lên thành chân lí muôn đời: Đại Việt là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có biên giới riêng, có phong tục tập quán riêng, có quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang và cùng tồn tại với các vương triều phong kiến phương Bắc. Sự phát triển ấy về khái niệm quốc gia dân tộc được thể hiện rõ nét qua tư tưởng lấy dân làm gốc, tập hợp sức mạnh của nhân dân để xây dựng lực lượng nòng cốt, tạo dựng sức mạnh chiến đấu và chiến thắng.
Với ý thức sâu sắc như vậy về quốc gia, dân tộc, khi tổ quốc bị xâm lăng, yêu nước là căm thù giặc sục sôi, là tinh thần quyết chiến quyết thắng để bảo vệ chủ quyền độc lập dân tộc, là đoàn kết toàn dân “Tướng sĩ một lòng phụ tử”, bền gan chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn.
Yêu nước không chỉ dừng lại ở đó, mà khi đất nước thanh bình, nội dung của tư tưởng yêu nước thể hiện ở khát vọng xây dựng đất nước hòa bình và hạnh phúc lâu bền:
“Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu”.
Hai câu thơ thể hiện cho ước mơ, niềm tin vô hạn của tác giả và cũng là ước mơ ngàn đời của nhân dân về một đất nước thái bình, thịnh trị, trường tồn đến muôn đời. Đó là hào khí sục sôi, vang dội của một đời, của một thời, sáng ngời cả hồn thiêng sông núi, âm vang đến muôn đời.
Nhưng sức sống lâu bền của một tác phẩm văn chương khồn chỉ ở chỗ là chứa đựng nội dung tư tưởng đơn thuần mà điều cốt yếu hơn, quan trọng hơn là những nội dung, tư tưởng tồn tại ở dạng cảm xúc, cảm hứng, tâm huyết với đủ màu vẽ và cung bậc. Với những hoàn cảnh khác nhau, những cảnh ngộ khác nhau, cá tính sáng tạo khác nhau cảm hứng yêu nước được thể hiẹn dưới nhiều dọng điệu khác nhau. Mỗi tác phẩm là một nốt nhạc, có nốt trầm, có nốt bổng hòa quyện làm nên một bản anh hùng ca bất diệt, ca lên đến muôn đời âm vang của thời đại.
Đó là giọng điệu dõng dạc, hào sảng động vọng trong không gian với khí thế ngùn ngụt, hình ảnh thơ tráng lệ, kì vĩ trong bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt:
“Sông núi nước nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời”.
Là giọng thơ đĩnh đạc, lời văn rắn rỏi, chắc nịch như khắc, như tạc qua bài “Cáo bình Ngô”:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”.
Những tình cảm nồng cháy như được khơi dậy qua từng câu, từng chữ, từng lời thơ, ánh lên trong tâm hồn mỗi người một niềm tự hào mãnh liệt về dáng đứng oai hùng của dân tộc trong lịch sử.
Ta như hừng hực bầu máu nóng trong những lời nói gan ruột của Trần Quốc Tuấn trong “Hịch tướng sĩ” : “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu trăm thây phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng”. Đó là nỗi đau đớn, xót xa đến xé lòng của vị tướng sĩ hét mực yêu nước. Để rồi từ khí thế xung thiên ấy ta như nghe vang vọng tiếng đồng thanh: “Quyết đánh!” của các bô lão trong Hội nghị Diên Hồng, như thấy rực cháy ánh lửa quân sĩ tướng tá sáng bừng dưới ánh trăng mài gươm giáo để xung trận, thích lên cánh tay hai chữ “Sát thát” với một ý chí kiên định. Tinh thần, ý chí sắt đá, kiên định ấy đã làm nên chiến thắng quân Mông- Nguyên vang dội núi sông trong lịch sử.
Nỗi căm thù, uất hận vút lên thành lời, thành những bản cáo trạng đanh thép: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con nhỏ xuống dưới ầm tai vạ”, trở thành tiếng thét vang dội, thành lời thề quyết chiến:
“Ngẫm thù lớn hà đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống”.
Ta như thấy hiện lên trước mắy không gian hào hùng, khí thế, chiến công nối tiếp chiến công làm nên một bản tráng ca ngân lên cao vút, dài vô tận khi đọc những vần thơ hả hê của Nguyễn Trãi trong “Cáo bình Ngô”:
“Đánh một trận sạch không kình ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông
Cơn gió to trút sạch lá khô
Tổ kiến hỏng sụt toang đê vỡ…”
Giọng thơ cuồn cuộn như triều dâng thác đổ,. Niềm tự hào, kiêu hãnh, niềm vui sướng bất tận, hả hê tạo ra nhạc điệu bay bổng dồn dập, âm thanh giòn giã nối đuôi nhau mạnh mẽ như có gươm đao loảng xoảng trong một trận tuyến vang trời.
Nội dung yêu nước trong văn học trung đại được thể hiện bằng những cảm xác, giọng điệu đa dạng, không chỉ là lòng căm thù giặc sục sôi, tinh thần quyết chiến quyết thắng hừng hực, như một nét vẽ tinh tế mà sâu sắc về lòng yêu nước sự hổ thẹn trong bài thơ “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão cũng là một cách tỏ bày độc đáo:
“Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”.
“Thẹn” vì chưa trả hết nợ công danh, lập công báo quốc; thẹn vì chưa có được tài năng như Gia Cat Lượng để phò vua giúp dân. Nỗi “thẹn” ấy là biểu hiện cao đẹp cho lí tưởng sống, hoài bão sống lớn lao của người con trai đời Trần làm sáng bừng lên hào khí Đông A một thời.
Đó còn là nỗi niềm hoài vọng về quá khứ đã qua trước di tích vẫn còn để rồi tiếc ngậm ngùi trong lòng một niềm tiếc nuối:
“Đến nay sông nước tuy chảy hoài, mà nhục quân thù khôn rửa nổi”.
Là sự suy ngẫm về lẽ tồn vong của muôn đời, sự thành bại của sự nghiệp cũng ngân lên giọng điệu hùng tráng:
“Giặc tan muôn thuở thái bình
Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao”.
Và khi đất nước trở về thái bình, thịnh trị lòng yêu nước ấy lại hóa thân vào sông núi, một cành hoa, một cây cỏ, một cánh chim trời chao liệng:
“Nước biếc, non xanh, thuyền gối bãi
Đêm thanh nguyệt hạc, khách bên lầu”.
Trong cảnh nước mất nhà tan, nỗi đau đời, uất hận khi vận nước đổi thay dồn lại, nén chạt tạo nên giọng điệu trầm uất, bi tráng. Bài thơ “Cảm hoài” nổi tiếng của Đặng Dung với hai câu kết:
“Thù nước chưa xong đầu đã bạc
Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày”.
Đặng Dung đã kí thác cho đời thăm thẳm một nỗi đau đời, một niềm bi phẫn, trầm uất, đắng cay, xót xa vì người anh hùng sinh lầm thế kỉ. Hình ảnh một dũng tướng mái đầu đã bạc mải miết mài gươm dưới ánh trăng khơi gợi biết bao cảm xúc liên tưởng, chẳng khác nào “con ngựa già còn ham rong ruổi’. cái ánh sáng lóe lên trong câu thơ thần là ánh sáng vằng vặc của bóng trăng khuya giữa bầu trời mênh mông, bát ngát, cũng là ánh sáng lưỡi gươm chính khí chưa cất lên được để tiêu diệt kẻ thù, cũng là ánh sáng của tấm lòng yêu nước trung trinh của nhà thơ. Lời đã hết, bài thơ đã khép lời mà cảm xúc thơ vẫn lai láng, bồi hồi, xúc động. Đó là bài thơ có giọng điệu bi tráng bậc nhất trong thơ ca Việt Nam thời Trung đại- tiếng lòng của một dũng tướng chiến bại.
Sống trong những triều đại khác nhau, chịu sự chi phối khác nhau của lịch sử, đồng thời mỗi người với một tâm tính, một cá tính sáng tạo đã làm nên những cảm hứng riêng về cảm hứng yêu nước. Có nỗi buồn, có niềm vui, niềm say mê hứng khởi, có giận thương, có buồn tủi, có bâng khuâng hổ thẹn, có rạo rực hả hê…Nguồn cảm hứng vô tận được thể hiện bằng nhiều cách nói, nhiều giọng điệu riêng. Có giọng điệu hùng tráng ở nhiều cấp độ, hình thái khác nhau. Có giọng điệu bi tráng, phẫn uất thành tiếng than, lời gọi. Có giọng điệu nhẹ nhàng, say sưa trước cảnh sắc thiên nhiên, đất nước… Tất cả tạo nên sự đa thanh, đa sắc, thể hiện sâu sắc, phong phú nội dung tư tưởng yêu nước- một vẻ đẹp rực rỡ của tâm hồn dân tộc.