Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 7
Số lượng câu trả lời 106
Điểm GP 3
Điểm SP 88

Người theo dõi (7)

9A1 Lớp
Hero Boy
Minecraftboy01

Đang theo dõi (4)

Lê Thu Hà
Akai Haruma
Hero Boy
Vũ Minh Tuấn

Câu trả lời:

1,Trải qua nửa thế kỉ, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đã đạt đựoc những tiến bộ phi thường tạo nên một bước "Đại nhảy vọt". Có thể khái quát bằng những lĩnh vực sau đây:

Một là, trong lĩnh vực khoa học cơ bản đã đạt được những phát minh to lớn trong Toán học, Vật lý, Hóa học và Sinh học. Dựa vào những phát minh to lớn của các ngành khoa học cơ bản, con người đã ứng dụng vào kĩ thuật và sản xuất để phục vụ cuộc sống của mình.

Hai là, những phát minh to lớn về những công cụ sản xuất mới, trong đó có ý nghĩa quan trọng bậc nhất là sự ra đời của máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động.

Ba là, trong tình trạng các nguồn năng lượng thiên nhiên đang ngày càng cạn kiệt, con người đã tìm ra được những nguồn năng lượng mới như năng lượng nguyên tử, năng lượng gió, năng lượng mặt trời,... trong đó năng lượng nguyên tử ngày càng được phổ biến và được sử dụng rộng rãi.

Bốn là, sáng chế ra những vật liệu mới trong tình hình các vật liệu tự nhiên đang cạn dần trong thiên nhiên. Chất pô-li-me đang giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong đời sống hàng ngày của con người cũng như trong các ngành công nghiệp.

Năm là, cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp đã giải quyết được rất nhiều vấn nạn về lương thực, đói ăn kéo dài từ bao đời nay.

Sáu là, những tiến bộ thần kì trong lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc với những loại máy bay siêu âm khổng lồ, những tảu hỏa tốc độ cao,...và những phương tiện thông tin liên lạc, phát sóng vô tuyến hết sức hiện đại qua hệ thống vệ tinh nhân tạo (Hệ thống Định vị toàn cầu GPS)

c2:

1. Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội. -Vào cuối thế kỉ XIX Đông Nam Á (trừ Xiêm) đều trở thành thuộc địa của các nước thực dân phương Tây. -Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân phương Tây đã làm cho nền kinh tế, chính trị - xã hội có những biến đổi quan trọng a. Về kinh tế : bị lôi cuốn vào hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa: + Thị trường tiêu thụ. + Cung cấp nguyên liệu thô. b. Về chính trị: thực dân khống chế và thâu tóm mọi quyền lực. c. Về xã hội: - Sự phân hóa giai cấp diễn ra sâu sắc. - Giai cấp tư sản dân tộc lớn mạnh, giai cấp vô sản tăng nhanh về số lượng và ý thức cách mạng. d. Những tác động và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười và cao trào cách mạng thế giới đã làm cho phong trào cách mạng ở Đông Nam Á vàcác nước thuộc địa phát triển mạnh mẽ hơn và mang màu sắc mới. 2. Khái quát chung về phong trào độc lập ở Đông Nam Á So với những năm đầu thế kỉ XX, phong trào đã có những bước tiến mới: + Một là: Bước phát triển của phong trào dân tộc tư sản và sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc. - Giai cấp tư sản đề ra mục tiêu đấu tranh rõ ràng,bên cạnh mục tiêu kinh tế, mục tiêu độc lập tự chủ như đòi quyền tự chủ về chính trị, đòi dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường. - Đảng Tư sản được thành lập và ảnh hưởng rộng rãi trong xã hội. (Đảng Dân tộc ở Inđônêxia, phong trào Tha Kin ở Miến Điện, Đại hội toàn Mã Lai ...) + Hai là: Sự xuất hiện xu hướng vô sản : -Công nhân tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lê-nin nên chuyển biến mạnh về nhận thức. Vì vậy, Đảng Cộng sản đã được thành lập ở nhiều nước (tháng 5/1920: Đảng Cộng sản Inđônêxia (5- 1920); năm 1930: Đảng Cộng sản Đông Dương, Mã Lai, Xiêm, Philippin...) - Đảng lãnh đạo cách mạng ,đưa phong trào trở nên sôi nổi, quyết liệt như khởi nghĩa vũ trang ở Inđônêxia (1926-1927); phong trào 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh ở Việt Nam.)

- Anh, Pháp là những nước đế quốc “già” có hệ thống thuộc địa rộng lớn trải khắp các châu lục. Cả Anh và Pháp đều tăng cường khai thác thuộc địa và muốn duy trì tình hình thế giới như hiện tại.

- Đức, Mĩ là những nước đế quốc “trẻ”, có ít thuộc địa nên có những hành động gây chiến tranh để phân chia lại thế giới:

+ Đức: như “con hổ đói đến bàn tiệc muộn”, hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường, chia lại các khu vực ảnh hưởng trên thế giới.

+ Mĩ: tăng cường bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, can thiệp vào khu vực Trung, Nam Mĩ bằng sức mạnh của vũ lực và đồng đôla Mĩ.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/bai-3-trang-45-sgk-lich-su-8-c83a13787.html#ixzz6529WXH46