Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Bình Định , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 23
Số lượng câu trả lời 60
Điểm GP 12
Điểm SP 39

Người theo dõi (25)

phanthanhnhan
Park Min Young
Lâm Ngọc Đức
Ngô Quang Minh
Bae Suzy

Đang theo dõi (28)

Neet
Ma Sói
Hải Ngân
 Mashiro Shiina

Câu trả lời:

Và khi đã hiểu nhau như vậy thì bây giờ, tác giả suy nghĩ về người đồng đội:

"Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính,..
...Áo anh rách vai
Quần tôi cá vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay"

Rời nhà ra chiến trường, họ nhớ quê hương da diết, nhớ về giếng nước, gốc đa, nhớ ruộng nương, nhớ gian nhà, đó là những vật hết sức thân quen của làng quê Việt Nam. Trong câu thơ: “Gian nhà không mặc kệ gió lung lay”, ta thấy xuất hiện từ “mặc kệ”. Nó làm ta nhớ tới một câu thơ trong bài “Đất nước” cua Nguyễn Đình Thi:

"Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy."

Tuy việc những người lính lại tất cả để ra trận đã được nhiều tác giả viết tới nhưng Chính Hữu vẫn cho ta thấy được sự hi sinh lớn lao của người chiến sĩ qua những câu thơ của mình, từ “mặc kệ” hay “không ngoảnh lại” chẳng qua chỉ là cách nói khác nhau để biếu lộ một ý chí quyết tâm vượt lên những tình cảm đời thường để dùng lí trí chế ngự những tình cảm đó, phục vụ cho lợi ích chung của đất nước. Nhưng càng chế ngự thì nó lại càng trở nên da diết hơn đến mức cảm thấy được từng cơn gió giật làm lung lay căn nhà thảm thương. Tình cảm đó không thể đo đếm nổi.

Chính Hữu cũng đã sử dụng hình ảnh “giếng nước gốc đa”. Chúng nhớ người ra lính và ở chiến trường; nhưng người chiến sĩ cũng đang ngày đêm mong nhớ về chúng. Những người chiến sĩ có tâm hồn thật hồn nhiên, trong sáng, gắn chặt với cái "hồn lòng" nơi quê hương họ.

Tác giả nhớ về và kể lại cho ta thấy được nhưng ngày đầu kháng chiến chống Pháp đầy khó nhọc, thiếu thốn mọi thứ cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Vượt lên trên những khó nhọc đó anh bộ đội cụ Hồ vẫn vui vẻ, tin tưởng vào cuộc sống.

Khác với mở bài “Anh với tôi đôi người xa lạ”, bây giờ thì lại là “Thương nhau tay nắm lấy hàn tay”. Xem chừng có vẻ mâu thuẫn nhưng tác giả đã dùng chính sự mâu thuẫn này để nói lên và tô đậm thêm cho tình đồng chí thiêng liêng và cao cả.

Đó chính là biểu tượng của sức mạnh đoàn kết, động viên, tiếp sức mạnh, ý chí cho nhau. Hai bàn tay ấy mà tách ra thì sẽ lẻ loi, yếu ớt nhưng khi đã nắm lại thì không sức mạnh nào địch nổi. Hơi ấm từ hai bàn tay đó đã tạo thêm sức truyền cảm cho bài thơ.