Tham khảo !
Trong cuộc sống, giữa bao nhiêu sự cám dỗ, đôi khi vô tình hay cố ý, con người quên đi những gì tốt đẹp mà mình từng gắn bó. Để rồi đến một ngày chợt nhận ra những giá trị ấy đáng quý vô cùng. Trong bài thơ Ánh trăng, bằng hình tượng “ánh trăng”, thắm đượm ý nghĩa nhân văn, nhà thơ Nguyễn Duy đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh cho mọi người:
Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình.
Ánh trăng trước sau vẫn vậy, dân dã, mộc mạc, bình dị và thủy chung. Trăng lặng lẽ tròn một cách trong sáng vô tư, mặc cho thời gian trôi, không gian biến đổi, mặc cho bạn bè xưa ai đó quay lưng. Nhưng đó là chất thử, chất xúc tác, khơi gọi niểm xúc động, tạo sự sám hối, đánh thức lương tâm ở con người. Cái giật mình được diễn tả trong đoạn thơ thể hiện sự bừng tỉnh đáng quý, cần có để làm người. Giờ đây, con người đã tìm được con đường trở về với chính con người mình trước đây, đã tìm lại được những tháng ngày tình nghĩa đã vô tình quên lãng. Qua đoạn thơ, Nguyễn Duy cũng đã khám phá ra vẻ đẹp không bao giờ kết thúc của con người. Hành trình đi tìm những hạt ngọc ẩn dấu trong tam hồn con người không bao giờ ngơi nghỉ và việc hoàn thiện mình của chính mỗi con người cũng không phải là một sớm một chiều.
Với biểu tượng ánh trăng, Nguyễn Duy đã khẳng định lòng thủy chung, bao dung độ lượng của nhân dân với người kháng chiến cũ. Con người trước đây được sống trong sự đùm bọc, yêu thương của nhân dân nhưng giờ đây lại có thể lãng quên. Từ đó, nhà thơ muốn nhắn gửi đến tất cả mọi người thông điệp: Đừng sống vô tình, vô nghĩa, phải thủy chung, trọn vẹn với nhân dân, đất nước và với chính bản thân mình.
Cuộc đấu tranh hướng thiện âm thầm mà khốc liệt. Nó đòi hỏi lòng dũng cảm của mỗi người. Người lính năm xưa đã nhìn lại quá khứ, soi mình trong hiện tại để đấu tranh loại bỏ sự vô tình vô nghĩa của bản thân, hướng tới sự cao cả, tốt đẹp.
Ánh trăng là bài ca không quên về quá trình hướng thiện, quá trình hoàn thiện mình của mỗi con người trong cuộc sống hôm nay. Chúng ta hãy biết giật mình trong mỗi sớm mai thức dậy!
đủ cho ta giật mk
Cái "giật mình" là cảm giác và phản xạ tâm lý có thật của một người biết suy nghĩ, chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, sự nông nổi trong cách sống của mình. Cái "giật mình" của sự ăn năn, tự trách, tự thấy phải đổi thay trong cách sống. Cái “giật mình” tự nhắc nhở bản thân không bao giờ được làm người phản bội quá khứ, phản bội thiên nhiên, sùng bái hiện tại mà coi rẻ thiên nhiên. Thiên nhiên thật nghiêm khắc, lạnh lùng nhưng cũng thật ân tình, độ lượng bao dung, vầng trăng và thiên nhiên là trường tồn, bất diệt. Thì ra những bài học sâu sắc về đạo lý làm người đâu cứ phải tìm trong sách vở hay từ những khái niệm trừu tượng xa xôi. Ánh trăng thật sự đã như một tấm gương soi để thấy được gương mặt thực của mình, để tìm lại cái đẹp tinh khôi mà chúng ta tưởng đã ngủ ngon trong quên lãng.
Hình ảnh "ánh trăng im phăng phắc" có ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt. Sự không vui, sự trách móc trong lặng im của vầng trăng là sự tự vấn lương tâm dẫn đến cái "giật mình" ở câu thơ cuối. Cái "giật mình" là cảm giác và phản xạ tâm lý có thật của một người biết suy nghĩ, chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, sự nông nổi trong cách sống của mình. Cái "giật mình" của sự ăn năn, tự trách, tự thấy phải đổi thay trong cách sống. Cái “giật mình” tự nhắc nhở bản thân không bao giờ được làm người phản bội quá khứ, phản bội thiên nhiên, sùng bái hiện tại mà coi rẻ thiên nhiên. Thiên nhiên thật nghiêm khắc, lạnh lùng nhưng cũng thật ân tình, độ lượng bao dung, vầng trăng và thiên nhiên là trường tồn, bất diệt. Thì ra những bài học sâu sắc về đạo lý làm người đâu cứ phải tìm trong sách vở hay từ những khái niệm trừu tượng xa xôi. Ánh trăng thật sự đã như một tấm gương soi để thấy được gương mặt thực của mình, để tìm lại cái đẹp tinh khôi mà chúng ta tưởng đã ngủ ngon trong quên lãng.