Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Quảng Bình , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 19
Số lượng câu trả lời 739
Điểm GP 50
Điểm SP 542

Người theo dõi (74)

Lạc Y Cheryl
bùi tuệ phúc
EDOGAWA CONAN
Khánh Linh Lê

Đang theo dõi (15)

Lightning Farron
Hiiiii~
Đỗ Ngọc Thoa

Câu trả lời:

Mưa mùa hạ đến rồi đi bất chợt mang theo không khí mát dịu, trong trẻo xóa tan nắng hè đổ lửa. Kỷ niệm ùa về. Cơn mưa đầu mùa mang đến mùa màng bội thu, nhưng có lúc lại lấy đi đồng lúa đang thì của người nông dân khắc khổ.

Trời đang nắng như đổ lửa, không khí xung quanh ngột ngạt, nhễ nhại. Trong khoảnh khắc, trời nhạt dần. Đi chưa hết một con phố, trời nổi giông quay cuồng. Và mưa đến. Bất ngờ. Có rất nhiều người không kịp tìm nơi trú ẩn. Không gian nhòa trong màn trắng của mưa hạ.
Tôi lao xe vào quán cóc bên đường, vừa để tránh mưa, vừa để hưởng cái ngọt lành, mát mẻ của mưa đầu mùa. Cái quán nhỏ đã chật cứng người. Mưa mỗi lúc thêm nặng hạt. Và trời càng sầm sì báo hiệu trận mưa dài. Phải chăng, đã lâu không được trút xuống nhân gian nguồn nước vô tận, mà hôm nay mưa càng xối xả!

Nhấp ngụm trà nóng. Tôi suy nghĩ miên man chờ mưa tạnh. Trong mớ suy tưởng hỗn độn, nhộn nhạo không đầu không cuối, một chút lắng đọng... những trận mưa quê của tuổi thơ chợt ùa về, hiện lên trong tôi rõ ràng, trong sáng và đẹp như cổ tích.

Quê tôi ở vùng văn hoá Kinh Bắc. Cũng như bao làng quê Bắc Bộ khác, trồng lúa nước là công việc chính. Những việc mua, bán, sắm sửa, làm nhà, cưới hỏi... đều trông vào hạt thóc, hạt gạo, và một chút khoai sắn, con gà, con lợn. Chăn nuôi, trồng trọt, bên cạnh bàn tay chăm bón, săn sóc của con người, thì việc nắng, việc mưa đóng vai trò quan trọng.

Tôi còn nhớ, mỗi lần khi trời đất vào độ tháng tư âm lịch, lúc những đồng lúa đang độ sung mãn nhất, hay như người ta thường gọi: lúa đang thì con gái, bà tôi và người dân quê lại ngày đêm mong chờ một trận mưa rào. Chỉ cần một trận mưa thôi, sáng hôm sau thức dậy đi thăm lúa, thật kỳ diệu, cả đồng lúa trở nên xanh mướt, những nụ đòng đòng tách ra khỏi lá vươn thẳng lên trời cao, để lộ những bông lúa non căng mẫm.

Người dân quê tôi chắc mẩm: năm nay chắc được mùa to! Trận mưa rào đầu hạ đối với người nông dân quý giá biết nhường nào.

Nhưng có đợt, khi đồng lúa đang trổ đòng đòng, trời không phù hộ mang mưa kéo dài đến cả tuần. Mưa lâu khiến bà tôi ăn không ngon ngủ không yên... vì mấy sào ruộng sẽ ngập đầy nước.
Mưa... nước đọng tràn trề. Nước ở mương con tràn vào đồng. Con mương cái ngày thường to là thế, vậy mà cũng không đủ lớn để thoát nước nhanh ra sông. Mưa mãi rồi cũng tạnh.

Hàng ngày, bà tôi, những người dân quê tôi đứng trên bờ ruộng buồn rầu, ngao ngán nhìn đồng lúa ngập trắng nước. Những ruộng lúa ngâm cả tuần trời trong nước đang thối dần. Một năm thất bát được báo trước. Tiếc của, nhiều người xắn quần, xắn áo dầm mình xuống đồng múc nước đổ đi, và cố chọn những cây lúa còn xanh, nâng niu trong tuyệt vọng. Những giọt nước mắt lăn dài trên đôi má gầy gò, khắc khổ của những người nông dân quanh năm vất vả.

Người lớn khổ sở là thế, ấy vậy mà lũ trẻ con chúng tôi vẫn vui mừng khôn xiết. Những ngày mưa, sau mỗi bữa cơm độn khoai sắn, hôm nào chúng tôi cũng mang rổ, mang dậm ra chặn đầu dòng nước để bắt cá. Chờ một lúc, quãng mười phút, nhấc lên, những con cá rô, cá giếc ngửa cái bụng trăng trắng nhẩy nhót trong rổ. Cả lũ cười hả hê, khoái trá...
Tiếng chuông điện thoại vang lên làm đứt đoạn dòng hoài niệm. “Anh có bị ướt không?”... Lời hỏi thăm ân cần của người bạn khiến tôi thấy lòng ấm áp... “Cậu về đi chứ, mưa kiểu này thì lâu tạnh lắm”, bà chủ quán vừa sốt ruột cho tôi, vừa ngán ngẩm.
Tôi lao ra đường, trong nháy mắt quần áo ướt sũng. Lạ thay, cái lạnh biến đi đâu hết, thay vào đó là sự mát mẻ, sáng khoái, có cảm giác những bụi bẩn, nhọc nhằn, toan tính... đã được mưa gột rửa. Lòng lại trắng trong, nguyên sơ như thuở nào; mà chắc không chỉ riêng tôi có cảm giác sảng khoái này. Mưa làm cho người nhẹ nhàng, “sạch sẽ” hơn. Mọi vật xung quanh như mới hơn, đáng yêu hơn. Những con đường đã hết bụi bặm. Những hàng cây được tắm mát. Những ao hồ ăm ắp nước sau mùa khô cạn...

Trong mưa, lẫn vào dòng người vội vã, hối hả, đẹp nhất, vô tư nhất có lẽ là những cô cậu học trò thủng thẳng cùng chiếc xe đạp thong dong trên đường. Những đôi xăng đan được bỏ vào giỏ xe làm lộ đôi chân trần trắng trẻo xinh xắn. Chốc chốc, các cô cậu lại vung tay té mưa, đùa giỡn, khúc khích cười. Những đôi chân thiên thần thi thoảng chìa ra khoả nước, vung vẩy...Có lẽ chỉ tuổi học trò ngịch ngợm, vô tư mới đủ sức để đùa giỡn trong mưa.

Qua tiếp một con phố nữa, mưa ngớt dần. Phóng mắt về phía xa xa, mặt trời ló rạng trên những vầng mây trắng. Muôn ngàn tia nắng túa ra làm cho không gian rực rỡ trở lại. Nắng, mưa mùa hạ đỏng đảnh, hay hờn giận như tâm tình thiếu nữ...

Mưa đến bất ngờ và đi cũng bất ngờ. Mưa hạ như cuộc tình nồng nàn tuổi học học trò chưa kịp nhung nhớ đã vội chia ly. Mưa hạ như hai kẻ yêu nhau gặp nhau lần nào cũng vội...

Mưa tạnh hẳn!

Không hiểu vô tình hay cố ý, từ đâu đó, hình như nơi ô cửa nhỏ, ai đó đã “tặng” cho tôi những lời ca mượt mà, đằm thắm, và day dứt trong bài hát Cỏ và mưa: Em cỏ khát anh mưa rào đầu hạ. Cỏ úa mưa run rẩy cỏ đang thì. Mưa rào đến rồi đi, ngơ ngác em xanh. Em cỏ khát anh mưa rào nơi nào. Ngày nắng chang em chờ chẳng thấy mưa...

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Nắng mỗi ngày thêm nóng nực. Đã mấy hôm rồi, trời nắng gắt, không khí thật oi nồng. Bỗng nhiên từ đâu một cơn mưa rào đổ xuống sầm sập.

Mây từ phía biển đùn lên. Rồi từng đám mây bạc xám lướt qua, đuổi nhau trên bầu trời. Mặt đất bắt đầu tối sầm lại. Gió thổi lên ù ù. Sấm nổi ầm âm. Chớp tức giận xé rách bầu trời đen kịt. Mưa bắt đầu xuống ào ào. Đất trời mù mịt trong màn mưa trắng xoá. Những giọt mưa to bằng hạt ngô đập xuống mái nhà, sân gạch. Cây cối hả hê đón cơn mưa rào đầu hạ, tắm và uống nước mưa thoả thích.. Cơn mưa đổ xuống làm cho mọi vật, mọi việc như ngừng lại. Cây cỏ sáng người lên xanh biếc.Khí nóng bị làn gió xua tan từ bao giờ. Trời mát mẹ, ai cũng cảm thấy vui sướng. Mưa nhẹ hạt dần rồi tạnh hẳn. Gió nhẹ và mát vô cùng. Thay bằng màn đêm đẹn kịt, bầu trời lại khoác chiếc ao màu xanh trong và thăm thẳm. . Mặt tròi từ trong bụi tre ló ra ửng hổng. Những con chim vàng anh không biết từ đâu tới đậu trên cành cây hót líu lo. Trên khắp các nẻo đường, xe cộ và người đi lại mỗi lúc rộn ràng hơn.

Con đường từ trưởng trở về nhà sạch bong, phẳng lì. Gió thổi mắt rượi. Tan học chúng em kéo nhau ra về, khoác vai nhau, vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ.

Câu trả lời:

Hôm nay, ngày chủ nhật, năm thầy bói đến cửa Thảo cầm viên để đón khách. Nhưng mãi đến trưa vẫn chưa có người khách nào đến xem, mà chỉ thấy lũ lượt người mua vé vào Thảo cầm viên để xem các con thú. Vừa buồn vừa tò mò các thầy liền rủ nhau vào Thảo cầm viên. Nhưng xem gì thì các thầy chưa nghĩ ra, bởi vì các thầy chỉ có khả năng cảm nhận: tai nghe, tay sờ!

Một thầy đề nghị:
Thôi ta cứ vào thử xem sao!

Người bán vé mời các thầy vào không lấy tiền vé. Khi đã vào trong Thảo cầm viên rồi các thầy mới thấy bí. Cần phải bàn xem nên xem cái gì?

Bàn đi bàn lại là nghe thì rất khó, biết nghe cái gì? Nếu có con vẹt biết nói thì nghe cũng được, nhưng lại không có. Nghe “khí kêu, vượn hót” như người ta thường nói thì chẳng có gì làm thú lắm, họa chăng chỉ có nghe chim hót thì được, nhưng ngồi ở ngoài đường, nhiều nơi các thầy đã nghe chim hót não cả ruột rồi. Vì những lức ấy ế hàng, bụng dạ đòi cơm hơn là nghe chim hót.

Cuối cùng thì chỉ còn khả năng sờ là tốt nhất. Phải sờ những con vật gì lạ để còn có chuyện mà nói. Nhưng sờ hươu nai thì nó có đứng im cho đâu mà sờ! Mà sờ những con vật lạ như chúa sơn lâm thì… khác gì tự nhiên dâng thịt đến miệng hùm. Cuối cùng chỉ còn có voi là hiền lành, dễ sờ… Thế là các thầy đề nghị với người quản tượng cho xem voi.

Người quản tượng thương các thầy mù lòa nên dẫn đến chỗ con voi đang đứng giữa khu đất rộng. Đến nơi các thầy đòi xem voi cùng một lúc. Người quản tượng đành để các thầy đứng vòng quanh con voi tưởng để các thầy thay nhau sờ voi. Cho nên có thầy chỉ sờ cái vòi voi, có thầy chỉ sờ cái ngà voi, có thầy chỉ sờ tai voi, có thầy chỉ sờ thân voi và có thầy chỉ sờ cái đuôi voi mà thôi.

Ra khỏi Thảo cầm viên, mỗi thầy mang một nhận xét về con voi mà mình đã được sờ bằng tay rất chính xác. Một thầy chép miếng nói:

– Voi gì mà sun sun như con đỉa thật lớn vậy?

Thầy khác lại cãi ngay

– Sao lại như con đỉa, nó như cái đòn cân thì có!

Lập tức lại có thầy nói rất to:

Toàn nói láo cả, nó to như cái cột đình kia!

– Nói tầm bậy, nó như cái quạt mo, rất to!

– Láo toét hết, nó như cái chổi rễ con mới đúng!

Thế là cuộc cãi vã xảy ra ngày càng căng thẳng, người nọ cho người kia nói láo, nói sai, từng lúc cuộc “đấu khẩu” tăng lên một mức, đẩy mâu thuẫn hài hước lên một bước cao hơn.

Thực ra thì mỗi thầy đều nói đúng một bộ phận của con voi, nhưng chưa đúng với nguồn gốc của con voi.

Không ai chịu ai thế là cuộc ẩu đã xảy ra “đảnh nhau tóe đầu chảy máu” vì ai cũng nhằm bảo vệ chân lý. Kết cục cuộc đôi dầu giữa năm thầy vừa thể hiện cái “hài” vừa thể hiện cái “bi”. Hài ở chỗ thầy nào cũng căn cứ vào một bộ phận của con voi để nói khái quát về con voi với đầy đủ các bộ phận. Cái “bi”, nảy sinh từ hai điều: trước hết là do sự khiếm khuyết của các thầy không thể nhìn bằng mắt nên không thể thấy được toàn bộ sau đó là bệnh phiến diện, nhìn sự thật một cách méo mó mà cứ chủ quan cho mình đúng nên dẫn đến một trận “sứt đầu mẻ trán” đáng tiếc.

Thầy bói xem voi là câu chuyện giàu kịch tính, có kết câu mạch lạc. Tác giả dân gian đã chọn một con vật đồ sộ như con voi để các thầy “không còn ánh sáng” có thể xem bằng tay, từ đó thuận tiện cho việc tưởng tượng ra một câu chuyện ngụ ngôn, bài học quí giá để người đời cùng học. Bài học ấy nhắc nhơ người đời rằng muốn hiểu biết đầy đủ về một sự vật hay hiện tượng phải nhìn nhận toàn diện, không thể chỉ biết một tí mà suy ra bằng cách mò mầm chủ quan.

Theo em thì câu chuyện Thầy bói xem voi mang tính hài hước nhằm phê phán bệnh chủ quan, phiến diện của người đời. Tác giả dân gian đã tận dụng khuyết tật của các thầy bói đề xây dựng một truyện ngụ ngôn đầy kịch tính. Đọc xong truyện em thấy thương các thầy bói vì thiếu “ánh sáng” mà nảy sinh ra cái kịch đánh nhau “sứt đầu mẻ trán” Đây chỉ mới là một trong những bi kịch mà hàng ngày các thầy phải chịu đựng. Chắc có nhiều bi kịch khác còn chua xót, đắng cay hơn nữa. Người ta không nhẫn tâm đem chuyện mù loà ra để cười cợt chê giễu, mà chỉ mượn cái “bi kịch” đó để xây dựng nên câu chuyện sâu sắc về ý nghĩa xã hội. Ở mặt khác câu chuyện có ý nghĩa nêu lên sự khao khát tìm kiếm thiên nhiên của những người có khuyết tật. Cái chua xót là càng không trông thấy càng tò mò muốn biết và có khi tìm hiểu được gì đó lại kèm theo cả nỗi bất hạnh nữa, như các thầy bói trên đây.

Câu trả lời:

1/ Không thể coi rong mơ như một cây xanh thật sự là vì: Mặc dù rong mơ cũng có dạng giống như một cây xanh ﴾thân, lá, quả﴿ nhưng đó không phải là thân. lá... thật sự. bộ phận giống quả chỉ là những phao nổi, bên trong chứa khí, giúp rong mơ có thế đứng thẳng trong nước.

2/Rêu đã có thân, lá, nhưng chưa có mạch dẫn, chưa có rễ chính thức (chưa thực hiện được chức năng hút và dẫn truyền hoàn chỉnh). Việc lấy nước và chất khoáng hòa tan trong nước vào cơ thể được thực hiện bằng cách thấm qua bề mặt.
3/ Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng (rễ cọc, rễ chùm thân gỗ thân thảo, lá đơn, lá kép..), trong thân có mạch dẫn phát triển. Có hoa quả, hạt nằm trong quả (trước đó là noãn nằm trong bầu). Đây là một đặc điểm tiến hóa và là ưu thế của cây Hạt kín (hạt được bảo vệ tốt hơn). Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau.

4/Từ thời xa xưa. con người chưa biết trồng cây mà chỉ thu nhặt quả, hạt, củ của cây cối mọc dại trong rừng làm thức ăn. Về sau do nhu cầu sống, người ta phải giữ lại giống của những cây này để gieo trồng cho mùa sau nên mới có cây trồng.
5/ Nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, tăng lượng mưa của khu vực.
6/Thực vật đóng vai trò quan trọng trong đời sống động vật . Chúng cung cấp thức ăn cho nhiều động vật. Cung cấp ôxi dùng cho quá trình hô hấp, cung cấp nơi ở và nơi sinh sản của một số động vật.