Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 102
Số lượng câu trả lời 659
Điểm GP 32
Điểm SP 704

Người theo dõi (159)

Đang theo dõi (15)

Akai Haruma
Hải Đăng
 Mashiro Shiina
Thu Thủy

Câu trả lời:

đõ thị loan cho mình hỏi bạn đã làm được bài này chưa? nếu rồi giúp mình với được không?

banhqua

Câu trả lời:

Chào bạn, mình xin được giúp bạn lập dàn ý chi tiết với đề bài này, bạn bám theo dàn bài để hoàn thiện nó nhé!

* Mở bài: - Giới thiệu khái quát về nhân vật ông Hai (là nhân vật chính ở tác phẩm nào, của ai?)

- Nêu suy nghĩ, đánh giá tổng quát của mình về nhân vật(Là nhân vật điển hình đại diện cho ai?...)

* Thân bài:

- Luận điểm 1: Ông Hai vốn là người nông dân làng Chợ Dầu, cần cù, chịu khó, hiền lành, chất phác và đặc biệt có tình yêu làng, yêu đất nước tha thiết, sâu nặng cùng sự thủy chung với kháng chiến và trách nhiệm công dân.

+) Tóm tắt nội dung trước khi vào tình huống 1: Ông Hai hay khoe làng, khoe con đường, sinh phẩn của viên tổng đốc... nhưng sau khi được giác ngộ cách mạng, ông khoe làng ông kháng chiến,...; Ông Hai theo lệnh Chính phủ đi tản cư với tư tưởng: "Tản cư âu cũng là kháng chiến". Về tản cư tại thị trấn Thắng, ông hay ra phòng thông tin nghe tin kháng chiến và không giấu nổi sự phấn khích khi nghe tin chiến thắng của quân đội ta...

+) Tình huống 1: Ông Hai nghe tin làng Dầu theo giặc, từ đó có những diễn biến tâm lí phức tạp

a. Mới nghe tin, ông sững sờ, không dám tin, bàng hoàng (dẫn chứng từ văn bản...)

b. Trên đường và khi về đến nhà, ông hụt hẫng, xấu hổ, nhục nhã ê chề (dẫn chứng)

c. Đêm đầu tiên sau khi nghe tin dữ, nhà cửa im ắng, ông Hai chìm trong nỗi đau khổ, day dứt không yên, tính tình nóng nảy, bàng hoàng (dẫn chứng)

d. Mấy ngày sau, ông Hai càng thêm sợ hãi, chán nản, chột dạ mỗi lẫn thấy xì xào bàn tán ...

e. Nỗi sợ hãi, tuyệt vọng lên đến đỉnh điểm khi mụ chủ nhà bắn tin có ý đuổi gia đình ông... Ông Hai tưởng như đã "tuyệt đường sinh sống" (ngoài dẫn chứng, bạn cần cố gắng bàn một chút về nghệ thuật, ở đây có sử dụng độc thoại nội tâm rất hay)

f. Ông tâm sự với con, bày tỏ nỗi oan khuất, sự thủy chung của mình với Cách mạng, với cụ Hồ...

+) Tình huống 2: Tin làng Dầu theo giặc được cải chính

a. Ông Hai vui mừng khôn xiết, thái độ thay đổi rõ rệt khi về nhà...

b. Ông vội vàng chạy đi kể với bác Thứ xong lại kể với mọi người chuyện nhà ông bị đốt nhẵn và tin đồn được cải chính... (động tác "chân tay ông lão cứ múa cả lên"...)

c. Gia tài bị giặc đốt nhưng ông Hai vẫn vui vẻ, hạnh phúc

d. Tối ấy, ông lại sang nhà bác Thứ, kể tường tận mọi sự việc như vừa tham gia trận đánh -> thể hiện tình cảm gắn bó, mặn mà với làng quê, đất nước, cách mạng

- Luận điểm 2: Ông Hai là một trong những nhân vật thành công nhất trong việc tái hiện lại hình ảnh người nông dân trong kháng chiến với nhiều phẩm chất, vẻ đẹp cao quý.

+) Tập trung nói đến ý nghĩa biểu tượng của nhân vật: đại diện cho người nông dân trong kháng chiến, mở rộng hơn là người lao động, nhân dân Việt Nam

+) Thái độ của tác giả: ca ngợi, tự hào, trân trọng, tin tưởng người nông dân, người lao động, dân tộc ta trong kháng chiến với tình yêu làng hòa quyện với tình yêu đất nước bình dị, hiền hậu...

- Luận điểm 3: Để xây dựng nhân vật ông Hai với diễn biến tâm lí và tính cách như vậy, tác giả đã sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật đặc sắc

+) Ngôi kể, giọng điệu trần thuật, đề tài, hoàn cảnh, ...

+) Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện đặc sắc với hai tình huống chính

+) Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua cử chỉ, lời nói, hành động, tâm lí tình cảm, đoạn đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm,...

* Kết bài:

- Tổng kết toàn bộ những ý chính về nhân vật, thái độ, nghệ thuật

- Nêu bài học và lời khuyên cho bản hân cũng như mọi người

Cố lên nhé! banhqua