Cho tam giác ABC cân tại A. Qua B kẻ đường thẳng vuông góc với AB, qua C kẻ đường thẳng vuông góc với AC, chúng cắt nhau tại D. Chứng minh rằng AD là tia phân giác của góc A ?
Cho tam giác ABC cân tại A. Qua B kẻ đường thẳng vuông góc với AB, qua C kẻ đường thẳng vuông góc với AC, chúng cắt nhau tại D. Chứng minh rằng AD là tia phân giác của góc A ?
Tam giác ABC có M là trung điểm của BC và AM là tia phân giác của góc A.
Chứng minh rằng tam giác ABC là tam giác cân ?
Thảo luận (3)Hướng dẫn giảiVì M là trung điểm của BC
=> BM = MC
Xét \(\Delta ABM\)và \(\Delta ACM\) có:
\(\widehat{BAM}=\widehat{CAM}\) ( AM là tia phân giác \(\widehat{A}\) )
AM (chung)
BM = CM (cmt)
Do đó: \(\Delta ABM=\Delta ACM\left(c-g-c\right)\)
=> AB = AC (hai cạnh tương ứng)
=> \(\Delta ABC\) cân tại A
(Trả lời bởi Lê Vương Kim Anh)
Cho tam giác ABC cân tại A. Kẻ AD vuông góc với BC. Chứng minh rằng AD là tia phân giác của góc A ?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiC1: Xét \(\Delta ABD\) và \(\Delta ACD\) có:
AD (chung)
\(\widehat{ADB}=\widehat{ADC}\) ( = 900)
AB = AC ( \(\Delta ABC\)cân tại A )
Do đó: \(\Delta ABD=\Delta ACD\) (cạnh huyền - cạnh góc vuông)
(Trả lời bởi Lê Vương Kim Anh)
Cho tam giác ABC cân tại A. Các đường trung trực của AB, AC cắt nhau ở I. Chứng minh rằng AI là tia phân giác của góc A ?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải
Gọi M, N là trung điểm của AB, AC
Xét hai tam giác vuông AMI và ANI có:
AI: cạnh huyền chung
AM = AN (gt)
Vậy: \(\Delta AMI=\Delta ANI\left(ch-cgv\right)\)
Suy ra: \(\widehat{A_1}=\widehat{A_2}\) (hai góc tương ứng)
Do đó: AI là tia phân giác của góc A.
(Trả lời bởi Hải Ngân)
Cho tam giác ABC cân tại A. Kẻ BD vuông góc với AC, kẻ CE vuông góc với AB. Gọi K là giao điểm của BD và CE. Chứng minh AK là tia phân giác của góc A ?
Thảo luận (2)Hướng dẫn giải
Xét hai tam giác ADB và AEC có:
AB = AC (do \(\Delta ABC\) cân tại A)
\(\widehat{A}\): góc chung
Vậy: \(\Delta ADB=\Delta AEC\left(ch-gn\right)\)
Suy ra: AD = AE (hai cạnh tương ứng)
Xét hai tam giác vuông ADK và AEK có:
AK: cạnh huyền chung
AD = AE (cmt)
Vậy: \(\Delta ADK=\Delta AEK\left(ch-cgv\right)\)
Suy ra: \(\widehat{A_1}=\widehat{A_2}\) (hai góc tương ứng)
Do đó: AK là tia phân giác của góc A.
(Trả lời bởi Hải Ngân)
Tìm tam giác bằng nhau trên hình 148 :
Thảo luận (3)Hướng dẫn giảiTa có: ∆AMD=∆AME(Cạnh huyền AM chung, góc nhọn^A1 = ^A2)
∆MDB=∆MEC(Cạnh huyền BM=CM, cạnh góc vuông.
MD=ME, do ∆AMD=∆AME)
∆AMB= ∆AMC(Cạnh AM chung),
Cạnh MB=MC, cạnh AB=AC
Vì AD=AE, DB=EC
(Trả lời bởi Nguyễn Trần Thành Đạt)
Các tam giác vuông ABC và DEF có \(\widehat{A}=\widehat{D}=90^0\). AC = DF. Hãy bổ sung thêm một điều kiện bằng nhau (về cạnh hay về góc) để \(\Delta ABC=\Delta DEF\) ?
Thảo luận (3)Hướng dẫn giảiBổ sung thêm AB=DE
Thì ∆ABC=∆DEF (c.g.c)
* Bổ sung thêm ˆCC^=ˆFF^
Thì ∆ABC=∆DEF(g.c.g)
* Bổ sung thêm BC=EF
thì ∆ABC=∆DEF (cạnh huyền- cạnh góc vuông)
(Trả lời bởi Tâm Trần Huy)
Cho tam giác ABC cân tại A. Kẻ AH vuông góc với BC \(\left(H\in BC\right)\). Chứng minh rằng :
a) HB = HC
b) \(\widehat{BAH}=\widehat{CAH}\)
Thảo luận (3)Hướng dẫn giảia) Hai tam giác vuông ABH và ACH có:
AB=AC(gt)
AH cạnh chung.
Nên ∆ABH=∆ACH(Cạnh huyền-cạnh góc vuông)
Suy ra HB=HC
b)∆ABH=∆ACH(Câu a)
Suy ra ^BAH=^CAH(Hai góc tương ứng)
(Trả lời bởi Nguyễn Trần Thành Đạt)
Cho tam giác ABC cân tại A \(\left(\widehat{A}< 90^0\right)\). Vẽ \(BH\perp AC\left(H\in AC\right),CK\perp AB\left(K\in AB\right)\)
a) Chứng minh rằng AH = AK
b) Gọi I là giao điểm của BH và CK. Chứng minh rằng AI là phân giác của góc A
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảia) Hai tam giác vuông ABH và ACK có:
AB = AC(gt)
Góc A chung.
nên ∆ABH = ∆ACK(Cạnh huyền- Góc nhọn)
suy ra AH = AK.
b) Hai tam giác vuông AIK và AIH có:
AK = AH(cmt)
AI cạnh chung
Nên ∆AIK = ∆AIH(cạnh huyền- cạnh góc vuông)
Suy ra ˆIAKIAK^=ˆIAHIAH^
Vậy AI là tia phân giác của góc A.
(Trả lời bởi Nguyễn Trần Thành Đạt)
Tam giác ABC có M là trung điểm của BC, AM là tia phân giác của góc A. Kẻ MH vuông góc với AB, MK vuông góc với AC. Chứng minh rằng :
a) \(MH=MK\)
b) \(\widehat{B}=\widehat{C}\)
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải
a) Xết hai tam giác vuông AMH và AMK có:
AM: cạnh huyền chung
\(\widehat{HAM}=\widehat{KAM}\left(gt\right)\)
Vậy: \(\Delta AMH=\Delta AMK\left(ch-gn\right)\)
Suy ra: MH = MK (hai cạnh tương ứng)
b) Xét hai tam giác vuông MHB và MKC có:
MB = MC (gt)
MH = MK (cmt)
Vậy: \(\Delta MHB=\Delta MKC\left(ch-cgv\right)\)
Suy ra: \(\widehat{B}=\widehat{C}\) (hai góc tương ứng).
(Trả lời bởi Hải Ngân)