Bài 4: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác cạnh - góc - cạnh (c.g.c)

Bài 24 (SGK tập 1 - trang 118)

Hướng dẫn giải

Giải:

Cách vẽ:

- Vẽ góc \(\widehat{xAy}\)=900

- Trên tia Ax vẽ đoạn thẳng AB= 3cm,

- Trên tia Ay vẽ đoạn thẳng AC= 3cm,

- Vẽ đoạn BC.

Ta vẽ được đoạn thẳng BC.

Ta đo các góc B và C ta được \(\widehat{B}=\widehat{C}\)=450

(Trả lời bởi Hiiiii~)
Thảo luận (1)

Bài 25 (SGK tập 1 - trang 118)

Hướng dẫn giải

Giải:

Hình 82.

∆ADB và ∆ADE có:

AB=AE(gt)

\(\widehat{A_1}=\widehat{A_2}\)

AD chung.

Nên ∆ADB = ∆ADE(c.g.c)

Hình 83.

∆HGK và ∆IKG có:

HG=IK (gt)

\(\widehat{G}=\widehat{K}\) (gt)

GK là cạnh chung(gt)

Nên ∆HGK = ∆IKG( c.g.c)

Hình 84.

∆PMQ và ∆PMN có:

MP cạnh chung

\(\widehat{M_1}=\widehat{M_2}\)

Nhưng MN không bằng MQ. Nên \(\Delta\)PMQ không bằng \(\Delta\)PMN.

(Trả lời bởi Hiiiii~)
Thảo luận (3)

Bài 26 (SGK tập 1 - trang 118)

Hướng dẫn giải

Giải:

Thứ tự sắp xếp là: 5, 1, 2, 4, 3.

(Trả lời bởi Hiiiii~)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 - Bài 27 (SGK tập 1 - trang 119)

Hướng dẫn giải

Giải: a) Bổ sung thêm \(\widehat{BAC}\)=\(\widehat{DAC}\).

b) Bổ sung thêm MA=ME.

c) Bổ sung thêm AC=BD.

(Trả lời bởi Hiiiii~)
Thảo luận (3)

Luyện tập 1 - Bài 28 (SGK tập 1 - trang 120)

Hướng dẫn giải

Tam giác DKE có:

\(\widehat{D}+\widehat{K}+\widehat{E}\)=1800 (tổng ba góc trong của tam giác).

\(\widehat{D}\)+800 +400=1800

\(\widehat{D}\)=1800 -1200= \(60^0\)

Nên ∆ ABC và ∆KDE có:

AB=KD(gt)

\(\widehat{B}\)=\(\widehat{D}\)=600và BE= ED(gt)

Do đó ∆ABC= ∆KDE(c.g.c)

Tam giác MNP không có góc xem giữa hai cạnh tam giác KDE ha ABC nên không bằng hai tam giác còn lại.


(Trả lời bởi Hiiiii~)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 - Bài 29 (SGK tập 1 - trang 120)

Hướng dẫn giải

Ta có: AC=AD+DC

Hay AC= BA+BE

(do AD=AB, DE=BE)

Nên AC=AE.

∆ABC và ∆ ADE có:

AC=AE(chứng minh trên)

\(\widehat{A}\) chung

AB=AD(gt)

Vậy ∆ABC =∆ADE(c.g.c)


(Trả lời bởi Hiiiii~)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 - Bài 30 (SGK tập 1 - trang 120)

Hướng dẫn giải

Góc ABC không phải là góc xen giữa BC và CA, Góc A'BC không phải là góc xen giữa hai cạnh BC và CA'. Do đó không thể sử dụng trường hợp cạnh góc cạnh để kết luận ∆ABC=∆A'B 'C' được.

(Trả lời bởi Hiiiii~)
Thảo luận (3)

Luyện tập 2 - Bài 31 (SGK tập 1 - trang 120)

Hướng dẫn giải

Goi H là trung giao điểm của đường trung trực với đoạn AB,∆AHM=∆BHM(c .g.c )

Vậy MA= MB(hai cạnh tương ứng).


(Trả lời bởi Hiiiii~)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 - Bài 32 (SGK tập 1 - trang 120)

Hướng dẫn giải

Giải:

∆AHB và ∆KBH có

AH=KH(gt)

\(\widehat{AHB}\)=\(\widehat{KHM}\)

BH cạnh chung .

nên ∆AHB=∆KBH(c.g.c)

suy ra: \(\widehat{ABH}\)=\(\widehat{KBH}\)

Vậy BH là tia phân giác của góc B.

Tương tự ∆AHC =∆KHC(c.g.c)

Suy ra: \(\widehat{ACH}\)=\(\widehat{KCH}\)

Vậy CH là tia phân giác của góc C.

(Trả lời bởi Hiiiii~)
Thảo luận (3)

Bài 36 (Sách bài tập - tập 1 - trang 142)