Bài 3: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác canh - cạnh - cạnh (c.c.c)

Bài 15 (SGK tập 1 - trang 114)

Hướng dẫn giải

-Vẽ đoạn MN= 2,5cm

- Trên cùng một nửa mặt phẳng bở MN vẽ cung trong tâm M bán kính 5cm và cung tròn tâm N bán kinh 5cm.

- Hai cung tròn cắt nhau tại P. Vẽ các đoạn MN, NP, ta được tam giác MNP.


(Trả lời bởi Lưu Hạ Vy)
Thảo luận (1)

Bài 16 (SGK tập 1 - trang 114)

Hướng dẫn giải

Đo mỗi góc của tam giác ABC ta được:

\(\widehat{A}=\widehat{B}=\widehat{C}=60^0\)



(Trả lời bởi Lưu Hạ Vy)
Thảo luận (1)

Bài 17 (SGK tập 1 - trang 114)

Hướng dẫn giải

Hình 68.

Xét \(\Delta ABC;\Delta ABD\):

AC = AD (gt)

AB chung

BC = BD (gt)

=> \(\Delta ABC=\Delta ABD\left(c.c.c\right)\)

Hình 69.

Xét \(\Delta MNQ;\Delta QPM:\)

MN = QP (gt)

MQ chung

NQ = PM (gt)

=> \(\Delta MNQ=\Delta QPM\left(c.c.c\right)\)

Hình 70. Gọi giao điểm của HK và EI là O.

Xét tg HEI; tg KIE:

EH = KI

EI chung

HI = KE

=> tg HEI = tg KIE (c.c.c)

=> g HEI = g KIE hay g HEO = g OIK

Tương tự: tg HIK = tg KEH (c.c.c)

=> g IHK = g EKH hay g IHO = g OKE

Xét tg HEO; tg KIO:

g HEO = g OIK (c/m trên)

HE = KI

g EHO = g OKI (cộng góc)

=> tg HEO = tg KIO (g.c.g)

Tương tự: tg HIO = tg KEO (g.c.g)

(Trả lời bởi Hoàng Thị Ngọc Anh)
Thảo luận (2)

Luyện tập 1 - Bài 18 (SGK tập 1 - trang 114)

Hướng dẫn giải

Xét tg AMN và tg BMN có:

MN chung

MA = MB (gt)

NA = NB (gt)

=> tg AMN = tg BMN (c.c.c)

1) Giả thiết: \(\Delta AMN;\Delta BMN\) có: MA = MB và NA = NB.

Kết luận: tg AMN = tg BMN

2) \(\Delta AMN\)\(\Delta BMN\) có:

MN: cạnh chung

MA = MB (giả thiết)

NA = NB (giả thiết)

Do đó \(\Delta AMN=\Delta BMN\left(c.c.c\right)\)

Suy ra \(\widehat{AMN}=\widehat{BMN}\) (2 góc t/ư).

(Trả lời bởi Hoàng Thị Ngọc Anh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 - Bài 19 (SGK tập 1 - trang 114)

Hướng dẫn giải

a) Xét \(\Delta ADE;\Delta BDE:\)

AD = BD (gt)

ED chung

AE = BE (gt)

\(\Rightarrow\Delta ADE=\Delta BDE\left(c.c.c\right)\)

b) Vì \(\Delta ADE=\Delta BDE\) (câu a)

nên \(\widehat{DAE}=\widehat{DBE}\) (2 góc t/ư).

(Trả lời bởi Hoàng Thị Ngọc Anh)
Thảo luận (2)

Luyện tập 1 - Bài 20 (SGK tập 1 - trang 115)

Hướng dẫn giải

xem hình vẽ:

Nối BC, AC.

∆OBC và ∆OAC có:

OB=OA(Bán kính)

BC=AC(gt)

OC cạnh chung

nên∆OBC = ∆OAC(c.c.c)

Nên ˆBOC=ˆAOCBOC^=AOC^(hai góc tương ứng)

Vậy OC là tia phân giác xOy.

(Trả lời bởi Hoàng Hiếu)
Thảo luận (3)

Luyện tập 1 - Bài 21 (SGK tập 1 - trang 115)

Hướng dẫn giải

Vẽ tia phân giác của góc A.

Vẽ cung trong tâm A, cung tròn này cắt AB, AC theo thứ tự ở M,N.

Vẽ các cung tròn tâm M và tâm N có cùng bán kính sao cho chúng cắt nhau ở điểm I nằm trong góc BAC.

Nối AI, ta được AI là tia phân giác của góc A.

Tương tự cho cách vẽ tia phân giác của các góc B,C( tự vẽ)



(Trả lời bởi Hoàng Hiếu)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 - Bài 22 (SGK tập 1 - trang 115)

Hướng dẫn giải

Tam giác DAE và BOC có:

AD=OB(gt)

DE=BC(gt)

AE=OC(gt)

Nên ∆ DAE= ∆ BOC(c.c.c)

suy ra \(\widehat{DAE}\)=\(\widehat{BOC}\)(hai góc tương tứng)

vậy

\(\widehat{DAE}\)=\(\widehat{xOy}\).

(Trả lời bởi Hoàng Hiếu)
Thảo luận (3)

Luyện tập 2 - Bài 23 (SGK tập 1 - trang 116)

Hướng dẫn giải

∆BAC và ∆ BAD có: AC=AD(gt)

BC=BD(gt)

AB cạnh chung.

Nên ∆ BAC= ∆ BAD(c.c.c)

Suy ra ˆBACBAC^ = ˆBADBAD^(góc tương ứng)

Vậy AB là tia phân giác của góc CAD

(Trả lời bởi Hoàng Hiếu)
Thảo luận (1)

Bài 27 (Sách bài tập - tập 1 - trang 140)

Hướng dẫn giải

Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác canh - cạnh - cạnh (c.c.c)

Mỗi góc của tam giác ABC bằng \(60^0\)

(Trả lời bởi Nguyen Thuy Hoa)
Thảo luận (1)