Hướng dẫn soạn bài Viếng lăng Bác - Viễn Phương

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
4 coin

VIẾNG LĂNG BÁC

Viễn Phương

 

I. TÌM HIỂU CHUNG:

  1/ Tác giả: VIỄN PHƯƠNG

   -  Viễn Phương (1928-2005), quê An Giang

   - Là cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam

   - Thơ  ông dung dị, nhỏ nhẹ, giàu cảm xúc, ngôn ngữ đậm chất Nam bộ

undefined

2/ Tác phẩm:

   - Hoàn cảnh sáng tác: tháng 4 năm 1976, tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác, in trong tập thơ “Như mây mùa xuân” (1978)

   - Thể thơ: Tự do (8 chữ xen kẽ 7 chữ và 9 chữ)

   - Phương thức biểu đạt: miêu tả kết hợp với biểu cảm  

   - Bố cục: 4 phần (4 khổ) theo mạch vận động cảm xúc vào lăng viếng Bác

    + Khổ 1: cảm xúc trước không gian cảnh vật bên ngoài lăng

    + Khổ 2: cảm xúc trước cảnh đoàn người xếp hàng vào lăng

    + Khổ 3: cảm xúc khi vào trong lăng

    + Khổ 4: Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ

3/ Mạch cảm xúc của bài thơ: theo trình tự vào lăng viếng Bác. Mở đầu là cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng tập trung hình ảnh hàng tre gợi hình ảnh quê hương đất nước. Tiếp đó là cảm xúc trước hình ảnh dòng người như bất tận hàng ngày vào viếng lăng. Cuối cùng là niềm mong ước thiết tha khi sắp trở về quê hương miền Nam, tấm lòng luôn ở mãi bên lăng Bác.

II. TÌM HIỂU VĂN BẢN

1. Cảm xúc trước không gian cảnh vật bên  ngoài lăng  Bác (khổ 1)

- “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”: nhân dân miền Nam xưng con với Bác vì Bác như một người cha nhân hậu hiền từ

- Nhà thơ dùng từ “thăm”: nói giảm nói tránh để giảm nhẹ đi nỗi đau, mặc dù Bác đã đi xa nhưng trong tâm trí mỗi người Bác luôn sống mãi

- Từ láy “bát ngát” hiện lên trước mắt mà một màu xanh ngút ngàn trải dài và lan ra quanh lăng

- Hình ảnh hàng tre có nghĩa thực là những khóm tre quanh lăng nhưng còn có nghĩa ẩn dụ chỉ phẩm chất con người Việt Nam bất khuất kiên cường, ngay thẳng có tinh thần yêu thương, đoàn kết

Tác giả đứng trước lăng bác với cảm xúc nghẹn ngào “ôi”, xưng hô “con”…

2. Cảm xúc trước đoàn người vào lăng viếng Bác (khổ 2)

- Ẩn dụ “mặt trời”: Bác là mặt trời của dân tộc mang ánh sáng ấm áp cho cuộc sống của dân tộc, đồng thời thể hiện niềm yêu mến kính trọng Bác

- Sử dụng điệp ngữ “ngày ngày”: thời gian vô tận, tấm lòng của người dân chưa bao giờ thôi nhớ Bác

- Hình ảnh ẩn dụ “tràng hoa”: những người vào lăng viếng Bác kết thành tràng hoa rực rỡ, mỗi người mang một bông hoa của lòng thành kính, sự yêu mến và niềm ngưỡng mộ vị lãnh tụ

- “Bảy mươi chín mùa xuân”: hoán dụ chỉ cuộc đời Bác đẹp như những mùa xuân, đó còn là tuổi thọ của Bác

Sự biết ơn công lao to lớn của chủ tịch Hồ Minh, niềm thành kính của người dân Việt Nam với vị lãnh tụ của dân tộc

3. Cảm xúc khi vào lăng, nhìn thấy di hài Bác (khổ 3)

- “Giấc ngủ bình yên”: nói giảm nói tránh nhằm giảm đi nỗi đau, vừa thể hiện thái độ nâng niu, trân trọng giấc ngủ của Bác.

- “Vầng trăng sáng dịu hiền”: nhân hóa chỉ ánh đèn tỏa ra từ lăng, đó cũng là ẩn dụ chỉ vẻ đẹp tâm hồn thanh cao của Người

- “Trời xanh”: ẩn dụ Bác trường tồn, vĩnh hằng cùng non sông đất nước

- Nhà thơ dùng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “nghe nhói ở trong tim”, nhà thơ như nghe thấy nỗi đau nhức nhối như cắt cứa trong tim mình

Cảm xúc trong lăng của nhà thơ với Bác thành kính mà xúc động

4. Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ  trước lúc ra về (khổ 4)

- “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”: cảm xúc trực tiếp lưu luyến không muốn rời xa

- Phép liệt kê, ẩn dụ “con chim, đóa hoa, cây tre” cùng với điệp ngữ “muốn làm”: niềm dâng hiến tha thiết, mãnh liệt, muốn làm một điều gì đó vì Bác

- Hình ảnh cây tre được lặp lại tạo kết cấu đầu cuối tương ứng

Ước nguyện không phải của riêng tác giả mà là của tất cả mọi người, của dân tộc ta đối với Bác

III. TỔNG KẾT:

- Nghệ thuật: giọng điệu thơ thiết tha, sâu lắng, sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ quen thuộc, ngôn ngữ thơ giản dị mà cô đọng

- Nội dung: thể hiện niềm xúc động, thành kính, và nỗi đau xót của nhà thơ trước sự ra đi của Bác, ước nguyện là được ở mãi bên Bác với tất cả lòng tôn kính và biết ơn…

undefined

IV. LUYỆN TẬP:

1.     Viết đoạn văn phần mở bài, kết bài

2.     Viết đoạn văn phân tích khổ thơ 2

3.     Viết đoạn văn phân tích khổ thơ 3

4.     Viết đạon văn phân tích khổ thơ 4

 

 

 

Khách