Hướng dẫn soạn bài Bố của Xi-mông - Mô-pát-xăng

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

 

Trả lời câu hỏi sách giáo khoa

Câu 1: Hãy xác định từng phần nếu chia bài văn trên thành bốn phần căn cứ vào diễn biến của truyện: nỗi tuyệt vọng của Xi-mông; Phi-líp gặp Xi-mông và nói sẽ cho em một ông bố; Phi-líp đưa Xi-mông về nhà trả cho chị Blăng-sốt và nhận làm bố của mẹ; Xi-mông đến trường nói với các bạn là có bố và tên bố em là Phi-líp.

 Bài văn chia làm4 phần:

-  Phần 1: (Từ đầu đến “chỉ khóc hoài”): Nỗi tuyệt vọng của Xi-mông.

-  Phần 2: (Tiếp theo đến “một ông bố”): Phi-líp gặp và hứa sẽ cho em một ông bố.

-  Phần 3: (Tiếp theo đến “bỏ đi rất nhanh”): Phi-líp đưa Xi-mông về trả cho chị Blăng-sốt và nhận làm bố của em.

-  Phần 4: (Còn lại): Xi-mông đến trường tin tưởng nói với các bạn rằng bố em là Phi-líp.

Câu 2: Xi-mông đau đớn vì sao? Nỗi đau ấy được nhà văn khắc họa như thế nào qua những ý nghĩ, sự bộc lộ tâm trạng và cách nói năng của em trong bài văn?

- Xi – mông đau đớn vì không có bố.

- Thể hiện:

+ Qua ý nghĩ và hành động của em: bỏ nhà ra bờ sông định tự tử, cảnh vật khiến em nghĩ đến nhà, đến mẹ.

+ Nhiều lần em đã khóc: Em khóc nhiều, buồn bã vô cùng, “em lại khóc, người em rung lên”,...

+ Em nói không nên lời, cứ bị ngắt quãng xen lẫn tiếng nấc.

Câu 3: Qua hình ảnh ngồi nhà của chị Blăng-sốt, thái độ của chị đối với khách và nỗi lòng của chị khi nghe con nói, chứng minh chị Blăng-sốt chẳng qua vì lầm lỡ mà sinh ra Xi-mông, chứ căn bản chị là người tốt.

Nhân vật Blăng-sốt:

- Từng là một trong những cô gái đẹp nhất vùng, đức hạnh nhưng bị lừa dối.

- Ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, sạch sẽ: tuy nghèo nhưng sống đúng đắn, nghiêm túc.

- Thái độ đối xử với khách : khiến người lạ cảm giác không thể bỡn cợt được với vẻ nghiêm nghị “như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa”.

- Khi nghe con nói bị bạn đánh vì không có bố thì chị hổ thẹn, thương con “nước mắt lã chã”, đau đớn lặng ngắt.

Câu 4: Nêu lên diễn biến tâm trạng của Phi-lip qua các giai đoạn: khi gặp Xi-mông; trên đường đưa Xi-mông về nhà; khi gặp chị Blăng-sốt; lúc đối đáp với Xi-mông.

- Khi gặp Xi-mông đang khóc, Phi-lip liền đến hỏi han, an ủi.

- Trên đường đưa Xi-mông về nhà: nghĩ có thể đùa bỡn với chị Blăng-sốt.

- Khi gặp chị Blăng-sốt: nhận ra ý nghĩ sai lầm của mình, lúng túng.

- Lúc đối đáp với Xi-mông: nửa đùa nửa thật nhận làm bố Xi-mông, cảm mến em.

=> Chú Phi-lip là người nhân hậu, chân tình, vô tư, hào hiệp.