Nội dung lý thuyết
- Cách lặp đi, lặp lại, cách ngắt nhịp như thế tạo âm điệu dìu dắt vấn vương của lời ru, gợi vẻ nhịp nhàng của cánh nôi đưa.
- Từ đó thể hiện tình cảm thiết tha, trìu mến của người mẹ giành cho em, mong em lớn khôn, khỏe mạnh, thành công dân tự do của nước nhà độc lập, thống nhất.
- Hình ảnh người mẹ Tà-ôi trong bài thơ:
+ Người mẹ Tà Ôi vừa ru con ngủ vừa làm công việc của kháng chiến.
+ Mẹ ru con trong khi mẹ giã gạo nuôi bộ đội.
+ Mẹ ru con khi tỉa bắp.
+ Mẹ ru con trong khi chuyển lán, đạp rừng, trực tiếp chống giặc Mĩ.
+ Tình thương con luôn gắn liền với tình thương bộ đội, dân làng và tình yêu nước.
=> Chính điều đó đã làm nên nét vĩ đại của người mẹ Tà Ôi.
- Hai câu thơ vừa sử dụng phép so sánh, vừa sử dụng phép ẩn dụ.
- Mặt trời của bắp: là mặt trời của vũ trụ đem ánh sáng và sự sống cho muôn loài.
- "Mặt trời của mẹ" là em: em mang ánh sáng, nguồn sống tinh thần đến cho mẹ.
=> Hình ảnh khắc họa tình cảm sâu đậm của người mẹ đối với con.
- Qua khúc hát ru ta thấy tình cảm của mẹ đối với con là tình yêu đằm thắm, lớn lao.
- Mối liên hệ giữa lời ru trực tiếp của người mẹ với hoàn cảnh, công việc mà mẹ đang làm ở từng đoạn thơ, về sự phát triển của tình cảm và ước vọng của mẹ qua ba khúc ru:
+ Mẹ giã gạo nên mẹ mơ con lớn "Vung chầy lún sân" giã những hạt gạo trắng ngần.
+ Mẹ địu con ra trận nên mẹ mơ thấy Bác Hồ, nghĩa là mơ thấy đất nước thống nhất, Bắc Nam sum họp và "Mai sau con lớn làm người tự do".
-> Tình cảm và khát vọng của người mẹ ngày càng lớn rộng, ngày càng đi từ riêng đến chung, đi từ quê hương tới đất nước.
- Tình yêu con của người mẹ gắn liền với tình yêu bộ đội, yêu buôn làng gian khổ, yêu đất nước.
- Những mong ước của mẹ cũng là mong ước cho con, cho làng, cho đất nước, mong con lớn giã gạo nuôi bộ đội, phát rẫy nuôi làng và cầm súng ra trận, cả gia đình ra trận, cả đất nước ra trận. Tất cả vì độc lập tự do của dân tộc.