Đánh nhau với cối xay gió (trích Đôn Ki-hô-tê)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
4 coin

Sơ đồ tư duy bài Đánh nhau với cối xay gió dễ nhớ, ngắn gọn

I/ Tìm hiểu chung

1: Tác giả:

- Quê quán: là nhà văn người Tây Ban Nha

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

   + Ông được sinh ra trong một gia đình quý tộc nhỏ và sa sút

   + Khi 22 tuổi, ông đến Ý, đúng vào thời kỳ Phục Hưng và làm người hầu cho một Hồng y giáo chủ- đây là một cơ hội để ông có thể đọc sách và học tập.

   + Ông bị bắt giam ở An- giê từ năm 1575 đến năm 1580 và sống nghèo túng

   + Tác phẩm tiêu biểu: Tiểu thuyết kiểu mẫu, Hành trình đến Parnassus nhưng thành công hơn cả là tiểu thuyết hiệp sĩ Đôn-ki-ho-te

2: Tác phẩm:

- Tiểu thuyết “Đôn Ki-hô-tê” là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của thời đại Phục Hưng - làm cho tên tuổi của nhà văn trở nên bất tử.

- Tác phẩm 126 chương.

+ Phần1: 52 chương xuất bản năm 1605.

+ Phần 2: 74 chương, ra đời năm 1615.

- Tóm tắt tiểu thuyết “Đôn Ki-hô-tê”: Tác phẩm kể chuyện Đôn Ki-hô-tê, một lão quý tộc nghèo vì quá say mê truyện hiệp sĩ nên muốn trở thành hiệp sĩ giang hồ. Lão lục tìm những đồ binh giáp đã han gỉ của tổ tiên trang bị cho mình, phong cho con ngựa còm của lão là chiến mã Rô- xi-nan-tê còn bản thân lão là nhà hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê xứ Man-cha. Lão nhớ đến một phụ nữ nông dân lão thầm yêu xưa kia và ban cho chị ta cái tên là công nương Đuyn-xi-nê-a. Lão Đôn Ki-hô-tê gầy gò, cao lênh khênh trên lưng con ngựa còm ra đi làm hiệp sĩ lang thang để trừ lũ gian tà, cứu người lương thiện. Cùng đi với lão là Xan-chô-pan-xa béo lùn, được lão chọn làm giám mã, cưỡi trên lưng con lừa thấp lè tè. Sau nhiều phen thất bại ê chề, cuối cùng ốm nặng, Đôn Ki- hô-tê mới nhận ra, cái tai hại của loại truyện hiệp sĩ. Lão viết di chúc và qua đời.

- Văn bản được học: là chương VIII của tác phẩm.

- Bố cục văn bản: 3 phần

+ Phần 1: Từ đầu đến không phải là bọn khổng lồ: Kể lại sự việc trước khi đánh nhau với cối xay gió.

+ Phần 2: Tiếp đến toạc nửa vai: Diễn biến cuộc đánh nhau với cối xay gió.

+ Phần 3: Còn lại: Những sự việc sau khi đánh nhau với cối xay gió.

II/ Đọc - hiểu văn bản Đánh nhau với cối xay gió

a/ Hình tượng nhân vật Đôn Ki-hô-tê

- Dáng vẻ: gầy gò, cao lênh khênh, cưỡi trên một con ngựa còm.

- Là quý tộc nghèo có mơ ước khát vọng tốt đẹp, mong giúp ích cho đời.

- Đầu óc mê muội chẳng còn tỉnh táo.

- Khát vọng tốt đẹp: ra tay trừ giống xấu xa.

- Dũng cảm: một mình một ngựa xông lên.

- Coi khinh cái tầm thường thực dụng: đau không rên, không quan tâm đến chuyện ăn uống

→ Có khát vọng và lí tưởng cao đẹp nhưng hoang tưởng, ngỡ những chiếc cối xay gió là những kẻ thù khổng lồ dị dạng và đánh nhau với chúng rồi thảm hại

→ Là nhân vật vừa đáng khâm phục, vừa đáng chê cười.

b/ Giám mã Xan-chô- Pan-xa

- Ngoại hình: béo, lùn, cưỡi lừa mang theo bầu rượu và túi thức ăn…

- Tính cách:

+ Đầu óc tỉnh táo: can ngăn chủ tấn công cối xay gió.

+ Ích kỉ, hèn nhát: không theo chủ giao tranh với cối xay gió

+ Thực dụng, tầm thường: quá quan tâm đến nhu cầu vật chất.

→ Là nhân vật luôn tỉnh táo,nhưng thực dụng, tầm thường

c/ Cặp nhân vật tương phản

Nhân vật

Đôn Ki-hô-tê

Xan-chô Pan-xa

Xuất thân

Quý tộc nghèo

Nông dân

Bề ngoài

Cao lênh khênh ngồi trên lưng ngựa

béo lùn, thấp, cưỡi trên lưng con lừa đeo túi thức ăn

Mục đích

Làm hiệp sĩ lang thang trừ gian tà cứu người lương thiện

Làm giám mã theo hầu Đôn-ki-hô-tê mong được hưởng chiến lợi phẩm.

Tính cách

Dũng mãnh, trọng danh dự nghĩ đến việc chung

Thật thà nghĩ đến cuộc sống của minh

Suy nghĩ

Ảo tưởng, hão huyền thiếu thực tế.

Tỉnh táo, rất thực tế.

⇒ Sự tương phản về mọi mặt giữa Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa tạo nên một cặp nhân vật bất hủ trong văn học thế giới. Đôn Ki-hô-tê thật nực cười nhưng cơ bản có những phẩm chất đáng quý; Xan chô Pan-xa có những mặt tốt song cũng bộc lộ nhiều điểm đáng chê trách.

Tổng kết

Nội dung

- Qua hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa ta thấy được những mặt hay và mặt dở trong tính cách con người

- Kể câu chuyện về sự thất bại của Đôn Ki–hô-tê đánh nhau với cối xay gió, nhà văn chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, hão huyền, phê phán thói thực dụng thiển cận của con người trong đời sống xã hội

Nghệ thuật

- Nghệ thuật kể chuyện tô đậm sự tương phản giữa hai hình tượng nhân vật

- Có giọng điệu phê phán, hài hước

Khách