Bài 28. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
4 gp

I. Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương

- Quân Pháp rút khỏi miền Bắc (5 - 1955), nhưng hội nghị hiệp thương giữa hai miền Nam - Bắc để tổ chức Tổng tuyển cử chưa được tiến hành.

- Mĩ thay thế Pháp, đưa tay sai lên nắm chính quyền ở miền Nam, thực hiện âm mưu chia cắt đất nước ta làm hai miền, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của chúng.

II. Hoàn thành cải cách ruộng đất

- Sau 5 đợt cải cách ruộng đất đã thu 81 vạn ha ruộng, 10 vạn trâu bò, 1,8 triệu nông cụ từ tay địa chủ chia cho 2 triệu hộ nông dân. Khẩu hiệu “Người cày có ruộng” trở thành hiện thực.

- Sau cải cách bộ mặt nông thôn miền Bắc thay đổi, giai cấp địa chủ phong kiến bị đánh đổ, khối công nông liên minh được củng cố.

- Thắng lợi này đã góp phần thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh ở miền Bắc.

III. Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng, tiến tới Đồng khởi (1954 – 1960)

1. Đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng (1954 – 1959)

- Trong hai năm đầu, nhân dân miền Nam đấu tranh dưới hình thức đấu tranh chính trị, chống Mĩ – Diệm, đòi chúng thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước, bảo vệ hoà bình, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng. Mở đầu là “Phong trào hoà bình” ở Sài Gòn – Chợ Lớn. Tại Sài Gòn – Chợ Lớn và khắp miền Nam những “Uỷ ban bảo vệ hoà bình” được thành lập.

- Khi Mĩ – Diệm tiến hành khủng bố, đàn áp phong trào, mở những chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng, từ những năm 1958 – 1959, phong trào đấu tranh chuyển sang kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.

2. Phong trào Đồng khởi (1959-1960)

- Hoàn cảnh: Từ 1957-1959, Mĩ - Diệm tăng cường khủng bố, đàn áp cách mạng miền Nam; ra sắc lệnh đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật, thực hiện đạo luật 10-59 công khai chém giết những người vô tội khắp miền Nam.

- Chủ trương của Đảng: Hội nghị trung ương lần thứ 15 đã xác định con đường cơ bản của cách mạng Việt Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, kết hợp lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang.

- Diễn biến: Ngày 17/1/1960 phong trào đồng khởi nổ ra ở Bến Tre, lan rộng khắp Nam Bộ, trung Trung Bộ.

- Ý nghĩa:

    + Phong trào đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới, làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm,

    + Tạo ra bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam: chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

    + Ngày 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.

IV/ Miền bắc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất –kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (1961-1965)

1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của đảng (9-1960)

- Hoàn cảnh:

    + Miền Bắc giành được những thắng lợi quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ cải tạo và phát triển kinh tế.

    + Miền Nam cách mạng có bước phát triển nhảy vọt với phong trào Đồng khởi

- Nội dung: Tháng 9/1960 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ba diễn ra ở Hà Nội, thông qua những nội dung quan trọng sau:

    + Đại hội xác định nhiệm vụ cách mạng của mỗi miền: miền Bắc tiến hành cách mạng XHCN, miền Nam đẩy mạnh cách mạng DCND, thực hiện thống nhất đất nước.

- Đại hội đã xác định mối quan hệ trong việc thực hiện nhiệm vụ cách mạng của mỗi miền.

    + Cách mạng XHCH ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển cách mạng cả nước.

    + Cách mạng DCND ở miền Nam có vai trò quan trọng trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.

- Ý nghĩa: Nghị quyết của Đại hội là nguồn ánh sáng mới cho toàn Đảng, toàn dân xây dựng thắng lợi CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà.

2. Miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961-1965)

- Đạt được thành tựu về công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải …

    + Công nghiệp: được ưu tiên phát triển, nhiều khu công nghiệp và nhà máy mới được xây dưng...

    + Nông nghiệp: ưu tiên phát triển các nông trường quốc doanh, thực hiện chủ trương xây dựng hợp tác xã nông nghiệp bậc cao....

    + Thương nghiệp: quốc danh được ưu tiên phát triển, góp phần củng cố quan hệ sản xuất mới, cải thiện đời sống nhân dân.

    + Giao thông vận tải: giao thông đường bộ, đường sông, đường hàng không được củng cố..

    + Các nghành văn hóa – giáo dục có bước phát triển và tiến bộ đáng kể.

- Miền Bắc thực hiện nhiệm vụ hậu phương, chi viện cho miền Nam vũ khí, đạn dược...

 

V. MIỀN NAM CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT CỦA MỸ (1961-1965)

1. Chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ ở Miền Nam

- Hoàn cảnh: Sau thất bại phong trào Đồng khởi 1959-1960

- Nội dung: Quân đội tay sai     + cố vấn Mỹ     + vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh của Mỹ.

- Thực hiện:

    + Mở những cuộc càn quét.

    + Lập Ấp chiến lược.

    + Bình định miền Nam.

- Về thực chất nó là một âm mưu vô cùng thâm độc của Mỹ “dùng người Việt đánh người Việt”

    + Trọng tâm của chiến lược là chúng mở các cuộc hành quân, cưỡng bức trắng trợn nhằm dồn 10 triệu dân vào 16.000 “ấp chiến lược” trong vòng 18 tháng, nhằm tách dân khỏi cách mạng, tiến tới bình định miền Nam.

2. Chiến đấu chống chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mỹ

- Chủ trương: Tấn công địch ở 3 vùng chiến lược

Thắng lợi:

    + Quân sự: Thắng lợi ở chiến khu D, căn cứ U Minh, Tây Ninh, Ấp Bắc 2-1-1963

    + Chính trị: phong trào phá ấp chiến lược; phong trào đấu tranh của tăng ni phật tử; lật đổ chính quyền Diệm – Nhu (1/1/1963)

- Cuối 1964-1965 quân ta liên tiếp mở một loạt các chiến dịch.

- Chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mỹ bị phá sản

Khách