Bài 28. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965)

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
2 coin

BÀI 28. XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954-1965)

I/ Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương       (Đọc SGK)

II. Miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất (1954-1960) (Đọc SGK)

 III. Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ- Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới “Đồng khởi” (1954-1960)

1/ Đấu tranh chống chế độ Mĩ- Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng (1954-1959).

- Trong 2 năm đầu nhân dân miền Nam đấu tranh dưới hình thức đấu tranh chính trị,.

- Mở đấu là “Phong trào hòa bình” ở Sài Gòn- Chợ Lớn, khắp miền Nam những “Ủy ban bảo vệ hòa bình” được thành lập.

- Khi Mĩ- Diệm tiến hành khủng bố, đàn áp phong trào, mở những chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”, từ những năm 1958- 1959 phong trào chuyển sang kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.

2/ Phong trào “Đồng khởi” (1959- 1960).

a/ Hoàn cảnh:

- Trong những năm 1957- 1959 Mĩ- Diệm tăng cường khủng bố đàn áp CM miền Nam, ra sắc lệnh “đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật”, thực hiện  “đạo luật 10- 59”.

- Hội nghị TW Đảng lần thứ 15 xác định con đường của CM miền Nam  là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, kết hợp lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang.

b/ Diễn biến:

- Phong trào nổi dậy của quần chúng diễn ra lúc đầu lẻ tẻ ở Vĩnh Thạnh- Bình Định, Trà Bồng- Quảng Ngãi....lan rộng ra khắp miền Nam trở thành cao trào cách mạng với cuộc “Đồng khởi”, tiêu biểu nhất ở Bến Tre.

- Ngày 17/1/1960  “Đồng khởi” nổ ra ở huyện Mỏ Cày (Bến Tre) sau đó lan ra toàn tỉnh, phá vỡ từng mảng lớn chính quyền địch  ở thôn xã.

- “Đồng khởi” như nước vỡ bờ, nhanh chóng lan ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung Trung Bộ.

c/ Ý nghĩa:

- Phong trào giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm, tạo ra bước nhảy vọt của CMVN, chuyển từ thế giữ gìn sang tiến công.

- Tạo điều kiện đưa đến sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20/12/1960).

IV. MIỀN BẮC XÂY DỰNG BƯỚC ĐẦU CƠ SỞ VẬT CHẤT - KỸ THUẬT CỦA CNXH (1961-1965)

1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) (Đọc SGK)

* Hoàn cảnh:

- Miền Bắc: giành được những thắng lợi quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ cải tạo và phát triển kinh tế.

- Miền Nam: cách mạng có bước nhảy vọt với phong trào “Đồng khởi”.

b/ Nội dung:

- Tháng 9/ 1960 Đảng LĐVN họp Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III tại Hà Nội thông qua những nội dung cơ bản:

+ Xác định nhiệm vụ của cách mạng từng miền: miền Bắc tiến hành cách mạng XHCN, miền Nam  đẩy mạnh CM DTDCND thực hiện thống nhất nước nhà. Trong đó:

 CM XHCN ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của CM cả nước.

 CM DTDCND ở miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.

- Đại hội đề ra đường lối chung của cả thời kì quá độ đi lên CNXH. ở miền Bắc.

c/ Ý nghĩa:

- Nghị quyết của Đại hội là nguồn ánh sáng mới cho toàn Đảng, toàn dân xây dựng thắng lợi CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.

2/ Miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961- 1965) (Đọc SGK)

- Mục tiêu: Xây dựng bước đầu cơ sở vật chất kỹ thuật CNXH.

- Thành tựu:

+ Công nghiệp: được ưu tiên đầu tư vốn phát triển, nhiều khu công nghiệp và nhà máy mới được xây dựng như gang thép Thái Nguyên, nhiệt điện Uông Bí.

+ Nông nghiệp: ưu tiên phát triển nông lâm trường quốc doanh, xây dựng hợp tác xã  SXNN bậc cao, nhiều HTX đạt năng suất 5 tấn/ha.

+ Thương nghiệp quốc doanh đươc ưu tiên phát triển, góp phần củng cố quan hệ sản xuất mới, cải thiện đời sống nhân dân.

+ Giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không  được củng cố.

+ Các ngành văn hóa, giáo dục có bước phát triển và tiến bộ đáng kể.

Þ Nhờ đó mà miền Bắc được củng cố và lớn mạnh có khả năng tự bảo vệ và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hậu phương

V. MIỀN NAM CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT” CỦA MĨ (1961-1965)

1.Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam

* Hoàn cảnh: Sau thất bại “Đồng Khởi”, Mĩ thực hiện “chiến tranh đặc biệt” ở Miền Nam

* Nội dung

- Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” một chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ, tiến hành bằng quân đội tay sai, do “cố vấn” Mĩ chỉ huy, dựa vào các loại vũ khí hiện đại của Mĩ.

- Được sự hỗ trợ của Mĩ, quân đội Sài Gòn mở các cuộc hành quân càn quét, tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành dồn dân, lập “ấp chiến lược”, “bình định” miền Nam.

- Mĩ và chính quyền Sài Gòn còn tiến hành hoạt động chống phá miền Bắc, phong tỏa biên giới nhằm ngăn chặn chi viện cho miền Nam.

2. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ

* Chủ trương ta:

+ Đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang kết hợp nổi dậy và tiến công

+ Đánh địch trên 3 vùng chiến lược: rừng núi, đồng bằng và đô thị

* Thắng lợi:

- Trên mặt trận chống phá « bình định », ta và địch đấu tranh giằng co giữa lập và phá «ấp chiến lược ».

- Quân sự: 2-1-1963 ta giành thắng lợi vang dội ở Ấp Bắc (Mĩ Tho), làm dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công”.

- Chính trị: các cuộc biểu tình của Tăng ni, phật tử, của quần chúng nhân dân…, đã làm cho Mĩ phải tiến hành cuộc đảo chính lật đổ chính quyền Diệm – Nhu (1-11-1963).

- Với các chiến thắng Ấp Bắc, Bình Giã (Bà Rịa), Ba Gia (Quảng Ngãi),..trong Đông-xuân (1964-1965) trên khắp miền Nam đã làm phá sản chiến lược «chiến tranh đặc biệt» của Mĩ.

Bài tập: Lập niên biểu các sự kiện lịch sử sau

Thời gian

Sự kiện

17/1/1960

 

20/12/1960

 

9/1960

 

1961-1965

 

2/1/1963

 

1/11/1963

 

Khách