\(\bigtriangleup{ABC}\) có đường trung tuyến BD, CE bằng nhau . CMR : \(\bigtriangleup{ABC}\) cân
Tam giác ABC có các đường trung tuyến BD , CE bằng nhau. Chứng minh rằng : \(\bigtriangleup \) ABC cân
Gọi G là giao điểm BD và CE khi đó ta có G là trọng tâm tam giác ABC
\(\Rightarrow\)\(BG=\frac{2}{3}BD;CG=\frac{2}{3}CE\)
Mà BD=CE nên suy ra BG=CG
Do đó tam giác BGC là tam giác cân
\(\Rightarrow\widehat{GBC}=\widehat{GCB}\)
Kết hợp với BD=CE(gt)\(\Rightarrow\Delta BCD=\Delta CBE\left(c.g.c\right)\)
\(\Rightarrow\)\(\widehat{CBE}=\widehat{BCD}\)\(\Rightarrow\Delta ABC\) cân tại A (ĐPCM)
Ta có: \(BD\) là đường trung tuyến đồng thời \(BD\) là đường cao của \(\Delta ABC.\)
=> \(BD\perp AC.\)
\(CE\) là đường trung tuyến đồng thời \(CE\) là đường cao của \(\Delta ABC.\)
=> \(CE\perp AB.\)
Xét 2 \(\Delta\) vuông \(ABD\) và \(ACE\) có:
\(\widehat{ADB}=\widehat{AEC}=90^0\) (vì \(BD\perp AC;CE\perp AB\))
\(BD=CE\left(gt\right)\)
\(\widehat{A}\) chung
=> \(\Delta ABD=\Delta ACE\) (cạnh góc vuông - góc nhọn kề)
=> \(AB=AC\) (2 cạnh tương ứng)
=> \(\Delta ABC\) cân tại \(A\left(đpcm\right).\)
Chúc bạn học tốt!
\(\bigtriangleup{ABC}\) \(, \) các đường trung tuyến BD , CE cắt nhau ở G cho BD < CE , so sánh \(\widehat{GBC} \) và \(\widehat{GCB}\)
Ta có: \(BD< CE\left(gt\right)\)
=> \(\frac{2}{3}BD< \frac{2}{3}CE\) (tính chất trọng tâm của tam giác)
Hay \(BG< CG.\)
Trong \(\Delta BDC\) có \(\widehat{GBC}\) đối diện với cạnh \(GC;\widehat{GCB}\) đối diện với cạnh \(GB.\)
Mà \(GB< GC\left(cmt\right)\)
=> \(\widehat{GCB}< \widehat{GBC}\) (theo quan hệ giữa góc và cạnh đối điện trong tam giác)
Chúc bạn học tốt!
Cho \(\bigtriangleup{ABC}\) , hai đường cao BD và CE cắt nhau tại H
a, CMR : A , D , H , E thuộc một đường tròn , xác định tâm O của đường tròn đó
b, Gọi M là trung điểm của BC . CMR : ME là tiếp tuyến của (O)
Tự vẽ hình
a, Nối A với H , lấy O là trung điểm của AH
Xét \(\bigtriangleup{AEH}\) vuông tại E có :
OE là đường trung tuyến ( O là trung điểm AH )
=> OE = \(\dfrac{AH}{2}\) = OA = OH (1)
Xét \(\bigtriangleup{ADH}\) vuông tại D có :
OD là đường trung tuyến (O là trung điểm của AH )
=> OD = \(\dfrac{AH}{2} \) = OA = OH (2)
Từ (1) và (2) => OA = OE = OH = OD => 4 điểm A , E , H , D \(\in (O)\)
đường kính AH
Vậy tâm O của đường tròn đó là trung điểm của AH
b, Vì OA = OE ( cmt )
=> \(\bigtriangleup{AOE}\) cân tại O
=> \(\widehat{A_1} = \widehat{E_3}\) (1)
\(\bigtriangleup{BEC}\) vuông tại E có :
M là trung điểm của BC (gt)
=> EM = \(\dfrac{BC}{2}\) = MB = MC => \(\bigtriangleup{EMC}\) cân tại M
=> \(\widehat{E_2} = \widehat{C_1}\) (2)
Vì \(\bigtriangleup{ABC} \) có hai đường cao BD và CE cắt nhau tại H
=> H là trực tâm của \(\bigtriangleup{ABC} \)
=> \(AH \perp BC \) = {I}
\(\bigtriangleup{ABI}\) vuông tại I (cmt) => \(\widehat{A_1} +\widehat{ABI} =90^0\)
\(\bigtriangleup{BCE}\) vuông tại E (gt) => \(\widehat{C_1} +\widehat{ABI} = 90^0\)
=> \(\widehat{A_1} = \widehat{C_1}\) (3)
Từ (1) , (2) và (3) => \(\widehat{E_2} = \widehat{E_3} \)
mà \(\widehat{E_3} +\widehat{E_1} = \widehat{AEC} = 90^0\)
=> \(\widehat{E_1} +\widehat{E_2 } =90^0\)
\(\widehat{OEM} =90^0 => OE \perp EM = \) {E}
E \(\in\) (O)
=> ME là tiếp tuyến của (O)
Cho tam giác ABC nhọn ,BD vuông AC tại D và CE vuông AB tại E. Các đường thẳng BD và CE cắt nhau tại H. Gọi điểm M là trung điểm của cạnh CB. Trên tia đối tia MH lấy điểm K sao cho MH=MK .Vẽ HI vuông BC tại I,trên tia H lấy điểm G sao cho HI =IG.
a) CMR : \(\bigtriangleup BMH=\bigtriangleup CMK\)
b) CMR : \(CK\perp AC\)
c) CMR : GC = BK
help !!!
a,Xét tam giác BMH và CMK có
+ BM = CM ( GT)
+ BMH=CMK (Hai góc đối đỉnh)
+ MH = MK (GT)
,Do đó tam giác BMH= tam giác CMK (Đpcm)
b,Vì tam giác BMH=tam giác CMK ( chứng minh trên)
nên MBH=MCK (Hai góc tương ứng)
mà 2 góc MBH và MCK ở vị trí so le trong nên BH //CK
lại có BH vuông góc AC (GT)
nên CA vuông góc CK (đpcm)
* Chứng minh được CH = CG
* Chứng minh được CH = BK
Suy ra đpcm
Cho \(\bigtriangleup{ABC}\) nhọn , trung tuyến AM . Gọi H là trực tâm , O là giao của các đường trung trực của \(\bigtriangleup{ABC} \)
a, So sánh AH và OM
b, Gọi G là giao điểm của AM và HO . CMR : G là trọng tâm của \(\bigtriangleup{ABC} \)
cho \bigtriangleup ABC vuông tại B có AB=3cm , AC =5cm .
a) tính BC
b) vẽ đường phân giác AD và vẽ DE \bot AC .chứng minh : \bigtriangleup ABD =\bigtriangleup AED
c) kéo dài AB và ED cắt nhau tại K . chứng minh \bigtriangleup KDC cân
d) trên tia đối của tai KE lấy điểm F sao cho KF=BC . chứng minh : EB đi qua trung điểm của AF
Cho \(\bigtriangleup\)ABC có AB=AC, kẻ \(BD\perp AC,CE\perp AB\) ( D thuộc AC, E thuộc AB ). Gọi O là giao điểm của BD và CE. Chứng minh
a) BD=CE b) \(\bigtriangleup\)OEB=\(\bigtriangleup\)ODC c) AO là tian phân giác của góc BAC
cho ▲ ABC có hai đường trung tuyến BD,CE bằng nhau và cắt nhau tại G.Chứng minh rằng
1)GD=GE
2)△ GBE = △ GCD
3)△ ABC cân
1: Xét ΔABC có
BD,CE là trung tuyến
BD cắt CE tại G
=>G là trọng tâm
=>GD=1/3BD và GE=1/3CE
mà BD=CE
nên GD=GE
=>GB=GC
2: Xét ΔGBE và ΔGCD có
GB=GC
góc BGE=góc CGD
GE=GD
=>ΔGBE=ΔGCD
3: ΔGBE=ΔGCD
=>BE=CD
=>AB=AC
=>ΔBAC cân tại A
Cho \(\bigtriangleup\)ABC có đường cao BD và CE. Gọi I và K lần lượt là trung điểm cảu BC và DE. Chứng minh: IK \(\perp\) DE
cho tam giác ABC, chứng minh IK vuông góc với DE =))