Văn bản ngữ văn 7

Hương Nguyễn Thị Thu
Xem chi tiết
Hương Nguyễn Thị Thu
7 tháng 8 2016 lúc 21:17

nhanh nhanh nhé mk cần gấp nè thanks nhìu

Bình luận (0)
đỗ thùy linh
Xem chi tiết
Thảo Phương
10 tháng 11 2019 lúc 16:56

Dù bạn là ai, bạn đều có quyền mơ ước về công việc tương lai của mình. Tôi cũng có một ước mơ như vậy. Đó là mong muốn được trở thành một giáo viên. Chỉ cần nghĩ đến điều đó thôi, tôi cũng cảm thấy hạnh phúc rồi.Bạn bè tôi thắc mắc rằng: “Tại sao cậu lại chọn nghề giáo viên?”. Tôi mỉm cười. Tôi lựa chọn công việc này, bởi vì tôi yêu lũ trẻ rất nhiều. Tôi muốn được chăm sóc chúng, dạy chúng cách đọc, cách viết, cách lắng nghe và chỉ cho chúng những điều tươi đẹp trong cuộc sống.Việc dạy học cũng như trồng một cái cây, cần phải kiên nhẫn, cẩn thận và có niềm đam mê. Và một trong những lý do quan trọng khiến tôi lựa chọn công việc này là vì đó là giấc mơ của cha mẹ tôi. Họ hy vọng tôi sẽ thực hiện ước mơ của họ.Ở Việt Nam, lương giáo viên khá thấp nhưng tôi vẫn muốn trở thành giáo viên, đơn giản là tôi yêu công việc này và tôi tin vào tình yêu cũng như niềm đam mê của mình dành cho nghề giáo viên. Trong tương lai, tôi sẽ trở thành một giáo viên tốt. Còn bây giờ, tôi đang cố gắng hết mình để hoàn thành chương trình đại học để biến giấc mơ của mình thành sự thật.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
đỗ thùy linh
Xem chi tiết
Dương Ngọc An
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Yến Như
25 tháng 8 2016 lúc 12:14

Đêm nay con ngủ giấc trònMẹ là ngọn gió của con suốt đời.”Trong cuộc đời này, có ai lại không được lớn lên trong vòng tay của mẹ, được nghe tiếng ru hời ầu ơ ngọt ngào, có ai lại không dược chìm vào giấc mơ trong gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Và trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con giống mẹ, có ai săn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng con như mẹ. Với tôi cũng vậy, mẹ là người quan tâm đến tôi nhất và cũng là người mà tôi yêu thương và mang ơn nhất trên đời này. Tôi vẫn thường nghĩ rằng mẹ tôi không đẹp. Không đẹp vì không có cái nước da trắng, khuôn mặt tròn phúc hậu hay đôi mắt long lanh… mà mẹ chỉ có khuôn mặt gầy gò, rám nắng, vấng trán cao, những nếp nhăn của cái tuổi 40,của bao âu lo trong đời in hằn trên khóe mắt. Nhưng bố tôi bảo mẹ đẹp hơn những phụ nư khác ở cái vẻ đẹp trí tuệ. Đúng vậy, mẹ tôi thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát lắm. Trên cương vị của 1 người lãnh đạo, ai cũng nghĩ mẹ là người lạnh lùng, nghiêm khắc. có những lúc tôi cũng nghĩ vậy. nhưng khi ngồi bên mẹ, bàn tay mẹ âu yếm vuốt tóc tôi, mọi ý nghĩ đó tan biến hết. Tôi có cả giác lâng lâng, xao xuyến khó tả, cảm giác như chưa bao giờ tôi được nhận nhiều yêu thương đến thế. Dường như 1 dòng yêu thương mãnh liệt qua bàn tay mẹ truyền vào sâu trái tim tôi, qua ánh mắt, đôi môi trìu mến, qua nụ cười ngọt ngào, … qua tất cả những gì của mẹ. tình yêu ấy chỉ khi người ta gần bên mẹ lâu rồi mói cảm thấy đuợc thôi. Từ nhỏ đến lớn, tôi đón nhận tình yêu vô hạn của mẹ như 1 ân huệ, 1 điều đương nhiên. Trong con mắt 1 đứa trẻ, mẹ sinh ra là để chăm sóc con. Chưa bao giờ tôi tư đặt câu hỏi: Tại sao mẹ chấp nhận hy sinh vô điều kiện vì con? . Mẹ tốt, rất tốt với tôi nhưng có lúc tôi nghĩ mẹ thật quá đáng, thật… ác. Đã bao lần, mẹ mắng tôi, tôi đã khóc. Khóc vì uất ức, cay đắng chứ đâu khóc vì hối hận. Rồi cho đến 1 lần… Tôi đi học về, thấy mẹ đang đọc trộm nhật ký của mình. Tôi tức lắm, giằng ngay cuốn nhật ký từ tay mẹ và hét to:“ Sao mẹ quá đáng thế! Đây là bí mật của con, mẹ không có quyền động vào. Mẹ ác lắm, con không cần mẹ nữa! ” Cứ tưởng, tôi sẽ ăn 1 cái tát đau điếng. Nhưng không mẹ chỉ lặng người, 2 gò má tái nhợt, Khóe mắt rưng rưng. Có gì đó khiến tôi không dám nhìn thẳng vào mắt mẹ. Tôi chạy vội vào phòng, khóa cửa mặc cho bớ cứ gọi mãi ở ngoài. Tôi đã khóc, khóc nhiều lắm, ướt đẫm chiếc gối nhỏ. Đêm càng về khuya, tôi thao thức, trằn trọc. Có cái cảm giác thiếu vắng, hụt hẫng mà tôi không sao tránh được. Tôi đã tự an ủi mình bằng cách tôi đang sóng trong 1 thế giới không có mẹ, Không phải học hành, sẽ rất hạnh phúc. Nhưng đó đâu lấp đầy dược cái khoảng trống trong đầu tôi. Phải chăng tôi thấy hối hận? Phải chăng tôi đang thèm khát yêu thương? … Suy nghĩ miên man làm tôi thiếp đi dần dần. Trong cơn mơ màng, tôi cảm thấy như có 1 bàn tay ấm áp, khẽ chạm vào tóc tôi, kéo chăn cho tôi. Đúng rồi tôi đang mong chờ cái cảm giác ấy, cảm giác ngọt ngào đầy yêu thương. Tôi chìm đắm trong giây phút dịu dàng ấy, cố nhắm nghiền mắt vì sợ nếu mở mắt, cảm giác đó sẽ bay mất, xa mãi vào hư vô và trước mắt ta chỉ là 1 khoảng không thực tại. Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi cảm thấy căn nhà sao mà u buồn thế. Có cái gì đó thiếu đi. Sáng đó, tôi phải ăn bánh mỳ, không có cơm trắng như mọi ngày. Tôi đánh bạo, hỏi bố xem mẹ đã đi đâu. Bố tôi bảo mẹ bị bệnh, phải nằm viện 1 tuần liền. Cảm giác buồn tủi đã bao trùm lên cái khối óc bé nhỏ của tôi. Mẹ nằm viện rồi ai sẽ nấu cơm, ai giặt giữ, ai tâm sự với tôi? Tôi hối hận quá, chỉ vì nóng giận quá mà đã làm tan vỡ hạnh phúc của ngôi nhà nhỏ này. Tại tôi mà mẹ ốm. Cả tuần ấy, tôi rất buồn. Nhà cửa thiếu nụ cười của mẹ sao mà cô độc thế. Bữa nào tôi cũng phải ăn cơm ngoài, không có mẹ thì lấy ai nấu những món tôi thích. Ôi sao tôi nhớ đén thế những món rau luộc, thịt hầm của mẹ quá luôn. Sau 1 tuần, mẹ về nhà, tôi là người ra đón mẹ đầu tiên. Vừa thấy tôi, mẹ đã chạy đến ôm chặt tôi. Mẹ khóc, nói: “ Mẹ xin lỗi con, mẹ không nên xem bí mật củacon. Con … con tha thứ cho mẹ, nghe con.” Tôi xúc động nghẹn ngào, nước mắt tuôn ướt đẫm. Tôi chỉ muốn nói: “ Mẹ ơi lỗi tại con, tại con hư, tất cả tại con mà thôi. ” . Nhưng sao những lời ấy khó nói đến thế. Tôi đã ôm mẹ, khóc thật nhiều. Chao ôi! Sau cái tuần ấy tôi mới thấy mẹ quan trọng đến nhường nào. Hằng ngày, mẹ bù đầu với công việc mà sao mẹ như có phép thần. Sáng sớm, khi còn tối trời, mẹ đã lo cơm nước cho bố con. Rồi tối về, mẹ lại nấu bao nhiêu món ngon ơi là ngon. Những món ăn ấy nào phải cao sang gì đâu. Chỉ là bữa cơm bình dân thôi nhưng chứa chan cái niềm yêu tương vô hạn của mẹ. Bố con tôi như những chú chim non đón nhận từng giọt yêu thương ngọt ngào từ mẹ. Những bữa nào không có mẹ, bố con tôi hò nhau làm việc toáng cả lên. Mẹ còn giặt giũ, quét tước nhà cửa… việc nào cũng chăm chỉ hết. Mẹ đã cho tôi tất cả nhưng tôi chưa báo đáp được gì cho mẹ. Kể cả những lời yêu thương tôi cũng chưa nói bao giờ. Đã bao lần tôi trằn trọc, lấy hết can đảm đẻ nói với mẹ nhưng rồi lại thôi, chỉ muốn nói rằng: Mẹ ơi, bây giờ con lớn rồi, con mới thấy yêu mẹ, cần mẹ biết bao. Con đã biết yêu thương, nghe lời mẹ. Khi con mắc lỗi, mẹ nghiêm khắc nhắc nhở, con không còn giận dỗi nữa, con chỉ cúi đàu nhận lỗi và hứa sẽ không bao giờ phạm phải nữa. Khi con vui hay buồn, con đều nói với mẹ để được mẹ vỗ về chia sẻ bằng bàn tay âu yếm, đôi mắt dịu dàng. Mẹ không chỉ là mẹ của con mà là bạn, là chị… là tất cả của con. Con lớn lên rồi mới thấy mình thật hạnh phúc khi có mẹ ở bên để uốn nắn, nhắc nhở. Có mẹ giặt giũ quần áo, lau dọn nhà cửa, nấu ăn cho gia đình. Mẹ ơi, mẹ hy sinh cho con nhiều đến thế mà chưa bao giờ mẹ đòi con trả công. mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất. Đi suốt đời này có ai bằng mẹ đâu. Có ai sẵn sàng che chở cho con bất cứ lúc nào. Ôi mẹ yêu của con! Giá như con đủ can đảm đẻ nói lên ba tiếng: “ Con yêu mẹ! ” thôi cũng được. Nhưng con đâu dũng cảm, con chỉ điệu đà ủy mỵ chứ đâu được nghiêm khắc như mẹ. Con viết những lời này, dòng này mong mẹ hiểu lòng con hơn. Mẹ đừng nghĩ có khi con chống đối lại mẹ là vì con không thích mẹ. Con mãi yêu mẹ, vui khi có mẹ, buồn khi mẹ gặp điều không may. mẹ là cả cuộc đời của con nên con chỉ mong mẹ mãi mãi sống để yêu con, chăm sóc con, an ủi con, bảo ban con và để con được quan tâm đến mẹ, yêu thương mẹ trọn đời. Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính mẹ là nguời đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn yêu thương mẹ, mong được lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. Và con muốn nói với mẹ rằng: “ Con dù lớn vẫn là con mẹĐi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con. 
Bạn lấy bài này tham khảo nha
Bình luận (0)
Dương Ngọc An
Xem chi tiết
Linh Phương
7 tháng 8 2016 lúc 20:46

Trong hai văn bản " Cổng trường mở ra " và " Mẹ tôi " nhà văn đã gợi hình ảnh người mẹ giàu tình cảm dành những điều tốt đẹp ấy cho con mình. Hình ảnh người mẹ đưa con tới trường, chăm sóc con dặn dò con trước khi tới lớp của bài " Công trường mở ra " như người mẹ đang tưởng nhớ lại những ngày đầu tiên của chính mình. Nhưng còn hơn sự hồi hộp, lo lắng của những ngày khai giảng mà mẹ từng trải qua. Đến lúc con mình phải bắt đầu trên con đường của mình. Những kí ức ấy từ đâu ạt dào về bên mẹ.

Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có vai trò lớn lao và tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất, nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức được điều đó. Bài văn Mẹ tôi của nhà văn Ét-môn-đô đờ A-mi-xi trích trong cuốn sách Những tấm lòng cao cả được viết dưới hình thức một bức thư là một bài học sâu sắc và cảm động về đạo làm con. 

Tác giả không thuật lại cụ thể việc En-ri-cô đã thiếu lễ độ với mẹ ra sao, nhưng chắc là cậu bé đã xúc phạm đến mẹ nên người bố mới viết thư để cảnh cáo và dạy bảo con trai mình.Trước hết, người bố tỏ thái độ buồn bực vì cảm thấy sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim và tức giận vì đứa con trong phút chốc đã quên công lao sinh thành dưỡng dục của người mẹ kính yêu.Thật hạnh phúc cho những đứa con được ấp ủ, khôn lớn trong vòng tay nâng niu của mẹ. Mẹ là người che chở, đùm bọc, là chỗ dựa đáng tin cậy nhất của các con trong mọi thành công hay thất bại trên đường đời. Nếu đứa con nào đó vô tình hay cố ý chà đạp lên tình mẫu tử thì không xứng đáng làm người và chắc chắn sẽ phải ân hận suốt đời. tác giả gợi lên hình ảnh của người với tấm lòng bao la rộng lớn như biển cả không gì sánh bằng.  

 

Bình luận (10)
Linh Phương
7 tháng 8 2016 lúc 20:28

Lấy bài này tham khảo bạn nhé!!

Đây là một bài bút kí ghi lại tâm trạng của một người mẹ trong đêm trước ngày chuẩn bị khai giảng của con vào lớp một cùng với vai trò to lớn của nhà trường, nền giáo đục đối với mỗi chúng ta. Không có sự việc, không có cốt truyện theo một chuỗi nhất định nhưng bài văn này đã khá thu hút người đọc bởi mỗi câu văn dạt dào tình cảm với biết bao niềm tâm sự, hồi tưởng kỉ niệm của người mẹ thương yêu con bằng tấm lòng cao cả. Bài văn này đã đưa mỗi chúng ta đến với những rạo rực tinh thần, bâng khuâng khó tả của kí ức tuổi thơ. 
Đi sâu vào trong bài ta có thể cảm nhận được từng cảm xúc, câu từ mượt mà với hai luồng tâm trạng trái ngược. Hình ảnh của người con được miêu tả thật ngây thơ, đáng yêu. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo. 
Mai đã là ngày khai trường, một ngày trọng đại của tuổi thơ cũng như một kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc đời, vẫn tâm trạng như trước một chuyến đi xa, người con chỉ háo hức, lo mỗi việc sáng mai sao dậy cho kịp giờ rồi lại chìm vào trong giấc ngủ dễ dàng như ăn một cái kẹo. Tâm trạng ưu tư đó chính là tâm hồn ngây thơ của người con. Tâm trạng ấy phải chăng một phần cũng do tình thương yêu, sự dạy dỗ, chăm sóc của người mẹ. 
Trong khi người con đang mơ những giấc mơ đẹp thì người mẹ lại trằn trọc, suy nghĩ. Tâm trạng của mẹ như đang ở ngày đầu tiên khai trường của chính mình. Như ngày thường sau khi con đi ngủ, mẹ dọn dẹp nhà cửa, lượm lặt những đồ chơi mà con bày, dàn trận và làm vài việc riêng của mình. Nhưng hôm nay đã làm xong mọi việc mà mẹ vẫn chưa ngủ. Và thực sự mẹ không lo lắng đến mức không ngủ được. 
Bao nhiêu kí ức của tuổi thơ tràn về, thôi thúc trong mẹ. Mẹ liên tưởng cảm xúc của con với mình cách đây đã mấy chục năm. Mẹ hồi tưởng lại cái ngày mà bà ngoại cùng mẹ tiến tới ngôi trường với nỗi chơi vơi và sự hốt hoảng khi cánh cổng đóng lại. Bà đã dẫn mẹ qua cánh cổng của thế giới kì diệu, cánh cổng mang đậm nét tuổi thơ. Mẹ đã phần nào chập chững bước qua cánh cổng ấy một mình với với ý nghĩ tự lập và tâm trạng vui buồn đan xen. Mẹ cũng tin tưởng, hi vọng rằng con sẽ mạnh mẽ bước đi trên con đường học tập trước mắt và con đuờng đời đầy chông gai của chính con sau này. Những âm thanh cứ văng vẳng bên tai mẹ thật ngọt ngào thân thương: “Hằng năm cứ vào cuối thu, mẹ tôi lại âu yếm dẫn tôi trên con đường dài và hẹp”. 
Mẹ đã trải qua biết bao ngày khai giảng nhưng ngày khai giảng ngày mai là ngày khiến mẹ bận tâm nhất, bận tâm hơn cả ngày khai giảng đầu tiên của mình. Vì đó là cái ngày mà con bắt đầu phải làm quen, bắt đầu phải tiếp xúc với thế giới lạ lẫm, học cách ứng xử với thầy cô, bạn bè. Cái hay của bài văn là bộc lộ cảm xúc qua kí ức, hồi tưởng. Bên cạnh những từ ghép đằng lập thể hiện tâm trạng nhân vật, nhà văn còn dùng những từ ghép chính phụ để miêu tả sự vật và con người khá rõ nét. Những biện pháp nghệ thuật tu từ còn làm tăng sức gợi hình, gợi cảm để khiến cho người đọc như đang lạc vào thế giới của mẹ. 
Tất cả những cảm xúc đó mới chỉ là một phần trong ý nghĩa của văn bản. Vai trò to lớn của nhà trường, nền giáo dục đối với mỗi cá nhân là điều rất cần thiết. Trong bài, người mẹ đã cố gửi gắm, tạo cho con những cảm giác thoải mái khi bước vào cánh cổng trường học. Mẹ đã lo cho con đầy đủ hành trang trước ngày khai trường: từ cặp sách, đến quần áo, bút vở. Sau những hồi tưởng và mong ước, người mẹ ấy đã liên tưởng tới một nền văn minh của nước Nhật: “Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội. Tất cả mọi người đều nghỉ làm và đưa con tới trường học, không có ưu tiên nào lớn hơn nền giáo dục. Mỗi sai lầm trong giáo dục đều ảnh hưởng, làm chệch đi hàng dặm cả thế hệ sau này”. 
Toàn bộ bài văn là tiếng nói nội tâm của người mẹ. Mẹ không trực tiếp nói với con hay với ai, mà mẹ nói với chính mẹ, nói với kí ức, tâm hồn tuổi thơ và cả cảm nhận của mẹ. Đêm nay mẹ không ngủ được, mẹ ngắm nhìn con với những ưu tư, ôn lại những kỉ niệm đẹp đẽ. Cách viết này làm nổi bật được tâm trạng, ý nghĩ, tình cảm của nhân vật. Đó cũng như lời tâm sự nhỏ nhẹ của tác giả đối với bạn đọc một cách tinh tế, thấm thía, lay động, truyền cảm mạnh mẽ tới tư tưởng, suy nghĩ, lập trường của họ. 
Nói chung thông điệp của tác giả gửi tới mọi người là vai trò của trường học thông qua những kí ức, tâm sự của người mẹ. Mẹ đã được trải qua những năm tháng chập chững của ngày khai trường và cũng đặt niềm hi vọng của mình vào đứa con thơ. Thế giới kì diệu của người mẹ chính là định hướng cho con một con đường đúng đắn, đó chính là con đường học tập. Con đường này là mơ ước của mẹ cũng là mơ ước của biết bao nhiêu người đặt lên con cái mình. Học tập là nghĩa vụ cao cả của tuổi trẻ đối với gia đình, Tổ quốc, chính vì vậy mà chúng ta cần phải hiểu rằng “Bước qua cánh cổng trường học là một thế giới kì diệu sẽ mở ra. Thế giới ấy chính là chân trời của văn hoá, khoa học”.

Bình luận (2)
nguyenketoan
27 tháng 8 2017 lúc 10:28

oe

Bình luận (0)
Nguyễn Thắng Thịnh
Xem chi tiết
Vũ Khánh Ly
7 tháng 8 2016 lúc 17:51

Trong học tập, lao động hằng ngày ta thường gặp những khó khăn trở ngại, thậm chí có lúc bị thất bại. Song chính sự thất bại đã làm cho con người trưởng thành, giàu kinh nghiệm và vững vàng đi tới chiến thắng. Vì thế, tục ngữ xưa đã có câu: “Thất bại là mẹ thành công".

Câu tục ngữ thật ngắn gọn nhưng đã sử dụng cách nói so sánh. So sánh thất bại – không đạt đựơc mục đích, với thành công- thực hiện đựơc mục đích đề ra. Lời nói trên mới nghe như chứa một mâu thuẫn. Nhưng nếu giải thích ta có một ý nghĩa rất thực tế. Thất bại là kết quả xấu, là thiệt hại, hư hỏng. “Mẹ” ở đây có ý nói là lớn, là đầy hiệu lực. Đó là một lời khuyên để mọi người vững chí bền lòng, kiên trì không nản trước khó khăn thất bại. Nếu biết học tập rút kinh nghiệm thì “thất bại” sẽ dạy cho ta cách đạt tới kết quả cao hơn.

Vì sao lại nói “Thất bại là mẹ thành công”? Đối với người nản chí thì không đúng như vậy, nhưng đối với những người bền chí, kiên trì thì quả là đúng. Vì sau thất bại, người ta sẽ rút ra được những kinh nghiệm quý báu để không còn thất bại nữa. Ngoài ra, thất bại còn rèn luyện ý chí vươn lên cho mỗi người. đã bao lần bạn vấp ngã mà có thể bạn không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị vấp ngã. Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không?…Bất cứ một kết quả nào cũng có những nguyên nhân, lí do riêng do đó thất bại cũng có lí do riêng. Muốn đổi thất bại thành công thì phải lấy sự thất bại làm bài học cho mình, rút kinh nghiệm cho mình. Tuy nhiên để làm được điều đó người ta phải thật sự nỗ lực học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân. Có như vậy chúng ta mới không vấp ngã những lần tiếp theo.

Vậy tại sao ta phải kiên trì bền bỉ trước những khó khăn thất bại? Đó là vì cuộc sống khó tránh khỏi những khó khăn. Khi ta làm một việc lớn thì khó khăn lại càng lớn. Khó khăn có thể do chủ quan hoặc khách quan gây nên. Khi gặp khó khăn, thất bại mà ngã lòng thì sẽ thất bại hoàn toàn, mất hết ý chí, ảnh hưởng đến công việc và cuộc đời. Ngược lại, nếu vững vàng, lấy thất bại làm bài học để rút kinh nghiệm thì ý chí vững vàng, kinh nghiệm dày dặn hơn, tiếp tục vươn lên và đạt được thành công. Thực tế cuộc sống đã thể hiện điều đó.

 

Vậy xin chớ lo thất bại. Điều đáng sợ hơn là chúng ta bỏ qua nhiêù cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình. Lời khuyên đó giúp ta vững vàng trong cuộc sống. Chúng ta cần phải rèn luyện ý chí, sự kiên trì ngay từ khi còn nhỏ, cả những việc bình thường trong cuộc sống.

Bình luận (1)

Bài tham khảo của GV cho ^^

Trong cuộc sống ta luôn mong gặt hái được nhiêu thành công, trong bất kì lĩnh vực nào thì chúng ta đều mong đến một cái đích tốt đẹp đó là thành công. Vậy thành công là gì mà mọi người ai cũng mong đọi đến nó như thế?. Tại sao trong tục ngữ lại có câu “ thất bại là mẹ thành công” ?. Thất bại là sự trái ngược với thành công vậy tại sao lại là mẹ của thành công. Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu và phân tích.

Trước tiên ta sẽ chúng minh câu nói qua học tập. Thành công trong học tập là đạt được điểm cao và kết quả tốt, tri thức tốt. Nhưng trước khi có kết quả tốt đó thì ta cũng phải trải qua những lần thất bại vì chưa hiểu bai, chưa làm đúng và cho một kết quả thất vọng đáng buồn. Ví như một bài toán khi đầu chưa nắm chắc ta rất dễ làm sai nhưng sau nhiều lần được thầy cô chữa bài tập thì ta có thể chắc chắn về bài làm của mình. Như vậy có thể thấy thành công và thất bại trong học tập là có. Hay đơn giản hơn khi cô kiểm tra bài cũ ta không thuộc bài và bị nhạn điểm kém thì sau đợt đó ta biết cố gắng họ tập hơn và những lời cô giáo nói sẽ làm ta nhớ rõ bài tập dó. Có hai loại dễ nhớ nhất là một là mình làm sai bị điểm kém và bài làm đúng được điểm cao. Cũng như học sinh đối với thầy cô mà nói thì thầy cô nhớ nhất những học sinh kém hư và học sinh giỏi. Như vậy có thể thấy thất bại và thành công rất rõ ràng.có thất bại thì mới có thành công hay nói cách khác thất bại chính là mẹ của thành công.

Trong công việc thành công là khi ta cố gắng để rồi được tăng chức năng lương. Thế nhưng để làm được việc ấy ta phải trải qua muôn vàn khó khăn vất vả nào là cạnh tranh nào là cố gắng vượt bậc. Nhưng đôi khi ta còn yếu so với những người khác hay vi một số nguyên nhân khác. Khi đó ta sẽ rất thất vọng và chán đời. Thật dê hiểu vì chả ai muốn có kết quả không tốt khi mà mình đã cố gắng hết sức. Nhưng qua nhiều lần như thế ta trở thành có người có kinh nghiệm hơn và tài giỏi hơn thì tăng trưởng lúc đó mà nói sẽ là thành công mỹ mãn.

Không chỉ vậy mà trong chiến đấu của ông cha ta cũng vậy. Lịch sử oai hùng kia đâu phải chỉ chiến thắng lừng lẫy năm châu mà cũng có cả những thất bại tổn thất rất lớn đến người và tài sản của đất nước. Thế nhưng chính qua những lần mất mát đó quân dân ta đã đúc kết được những kinh nghiệm đấu tranh. Ví dụ như qua những phong trào yêu nước thất bại của Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu mà Bác Hồ đã tìm ra con đường đấu tranh khác con đường cạch mạng vô sản đưa dân tộc đi đến độc lập tự do. Ở đây thành công không phải là của cá nhân nữa mà là thành công của dân tộc. Bác biết nhìn vào thất bại của người khác để tìm đến con đường thành công cho dân tộc mình. Hay những trận chiến cũng vậy nhiều lần quân ta bị thua trận tổn thất nặng nề nhưng qua những lần thất bại đó quân dân ta đã đúc kết ý chí chiến đấu dành độc lập những kinh nghiệm cũng như thiếu xót trong các hội nghị của Đảng để từ đó rút ra bài học ghi nhớ và dẫn tới thành công vẻ vang trong lịch sử.

Qua đây ta có thể thấy những lời của ông cha ta dạy chẳng bao giờ sai cả. Những con người ấy không phải những nhà triết học nghiên cứu gì mà chỉ bằng kinh nghiệm đúc kết được để nói lên quy luật của thành công và thất bại. Chính vì thế trong cuộc sống khi  gặp những khó khăn,những thất bại thì bạn chớ để mất đi ý chí trong mình. Thất bại rồi thì phải cố gắng gấp mười lần như thế , thời gian sẽ chứng minh cho thực lực và sự kiên trì nắm lấy ước mơ của bạn chứ không phải qua một lân thất bại là buông xuôi tất cả.

Thành công có thể hiểu là trạng thái mà con người ta đạt được mục đích mục tiêu đã đặt ra trong cuộc sống cũng như công việc. Thành công mang đến sự thỏa mãn cho bản thân người mơ ước. Nó rất quan trong trong cuộc sống. Nó trở thành thước đi giá trị của một con người trưởng thành.

Còn thất bại thì sao? Thất bại là trạng thái không làm được việc mà mình đa đề ra. Đó là cảm giác buồn bã chán nản khi điều mình đặt ra không thể hoàn thành. Nó trái ngượi với hẳn với thành công vậy mà lại là ngọn nguồn để sinh ra thành công.

Tác giả dân gian đã dành danh từ mẹ cho mối quan hệ giữa thành công và thất bại. Tại sao vây?. Có thể hiểu rằng mẹ là người mang đến sự sống cho chúng ta. Vậy dân gian dùng mẹ ở đây có nghĩa là thất bại chính là khởi nguồn, là cội nguồn để sinh ra thành công. Nói một cách đơn giản thì có muốn tới thành công thì phải trải qua thất bại.

Bình luận (0)
Nguyễn Thắng Thịnh
Xem chi tiết
Vũ Khánh Ly
7 tháng 8 2016 lúc 17:45

Môi trường là yếu tố cực kì quan trọng tác động trực tiếp đến đời sống của con người. Từ bao đời nay mối quan hệ giữa môi trường với con người vô cùng khăng khít, hữu cơ, không thể tách rời. Tuy nhiên, ngàv nay con người trên khắp hành tinh này lại đang đứng trước một thảm họa vô cùng; to lớn: Đó là tình trạng “ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nặng nề, đe dọa trực tiếp tới cuộc sống của con người”. Tình trạng ấy thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Trước hết ta phải nói tới sự ô nhiễm của môi trường đất. Ngay từ thủa khai thiên lập địa, loài người đã tạo dựng cuộc sống của mình bắt đầu tư việc khai thác đất đai để trồng trọt. Đời này qua đời khác, đất đai màu mỡ đã cung cấp nguồn lương thực chính cho con người. Nhưng tài nguyên đất đai của con người trong thời gian gần đây đã cạn kiệt. Việc khai thác tài nguyên đất đai của con người trong thời gian gần đây đã được tiến hành một cách ồ ạt, vô tổ chức, không tuân thủ quy luật tự nhiên. Con người không chỉ tác động vào đất bằng sức lao động như cày, bừa, cuốc, xới để làm ra những sản phẩm nông nghiệp đơn thuần với lúa gạo ngô khoai. Con người cũng không dừng lại thỏa mãn với những khoáng sản có trong lòng đất. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật tiến tiến, hiện đại đã giúp con người có sức mạnh để khai thác triệt để tài nguyên đất. Các loại giống cây trồng với năng suất cao. Rồi thâm canh tăng vụ. Việc chăm bón đất đai chủ yếu phụ thuộc vào phạm vi sinh, chưa kể con người tác động đến đất bằng nhiều loại thuốc kích thích tăng trưởng hay thuốc trừ sâu. Kể cả các loại chất độc hóa học - “sản phẩm” của các cuộc chiến tranh tàn khốc, Rừng đầu nguồn bị khai thác bừa bãi, gây ra biết bao trận lũ lụt lớn. Hậu quả là đất đai bị phá hoại nặng nề, chất màu mỡ bị cạn kiệt, tình trạng xói mòn, sạt lở ngày một nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp tới cuộc sống hằng ngày của con người.

 

Bên cạnh đó, ta phải kể tới tình trạng ô nhiễm môi trường nước. Tốc độ phát triển của nền kinh tế công nghiệp như hiện nay đã kéo theo sự ra đời của hàng loạt những khu công nghiệp, những nhà máy. những nhà xưởng. Từng ngày, từng giờ, từ các khu công nghiệp này đã thải ra nhiều hợp chất ở thể rắn, thể lỏng. Nhiều bãi rác khổng lồ đã không kịp xử lí, cộng với ý thức về công cộng của con người kém khiến cho rác thải ngập lòng ao, lòng sông. Lượng nước thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt thì quá khổng lồ. Theo thống kê của các nhà khoa học, lượng nước thải trên thế giới vào cuối thế ki XX là khoáng 1000 km khối trong một năm. Và để xử lí khối lượng nước bẩn này thì cần một. lượng sạch gấp 20 lần. Như vậy là con người đã phí phạm một nguồn nước ngọt lớn dự trữ trong thiên nhiên (ao, hồ, sông, suối...). Và hậu quá là nguồn nước sinh hoạt của con người ngày càng trở nên eo hẹp. Nước ngọt ở nhiều vùng thiếu trầm trọng. Đó là chưa kể tới việc dùng nguồn nước đã bị nhiễm bẩn có thể gây ra nhiều bệnh tật cho con người. Thực tế cho thấy, nhiều nơi sự phát triển công nghiệp cũng như hoạt động của các làng nghề đã ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cộng đồng. ô nhiễm môi trường không khí cũng là một tình trạng đáng báo động trên toàn cầu. Như trên đã nói, sự phát triển của công nghiệp cũng như trào lưu hóa học nông nghiệp đã có những tác động xấu tới nguồn không khí quanh ta (tăng khoảng từ 3-4 C) khiến cho khí hậu toàn cầu thay đổi thất thường. Tại các khu đô thị, lượng xe “ô tô, xe máy khổng lồ” đã thải vào không khí bao nhiêu khói độc hại. Thời gian gần đây, con người đang phải chứng kiến hậu họa của việc tầng ozôn bao bọc trái đất bị chọc thủng. Sức khỏe cộng đồng bị đe.dọa nghiêm trọng. Nhiều loại bệnh nguy hiểm đang gây ra bao nhiêu cái chết thương tâm.

Ngoài ra ta còn phải kể tới tình trạng mất cân bằng sinh thái do việc khai thác, săn bắt các sản vật của rừng. Gỗ bị chặt một cách vô tội vạ, tạo ra bao cánh rừng hoang, bao quả đồi trọc. Các loại động vật quý hiếm bị tiêu diệt khiến cho nhiều loại động vật quý đã và đang đi đến tuyệt chủng.

Tóm lại, trong thời gian gần đây, con người đang phải trực tiếp đón nhận những trừng phạt của thiên nhiên do tình trạng “ô nhiễm môi trường sống”. Mối quan hệ vốn khăng khít, hữu cơ giữa con người với thiên nhiên đã trở nên tồi tệ tới mức phải báo động. Và nhiệm vụ của tất cả các quốc gia, tất cả mọi người trên hành tinh này là phải chặn đứng và đẩy lùi tình trạng “ô nhiễm môi trường”, sao cho “ngôi nhà chung” được an toàn, xanh, sạch, đẹp.

 

Bình luận (0)
Hoàng Phương Oanh
Xem chi tiết
Vũ Khánh Ly
7 tháng 8 2016 lúc 17:03

A. Chứng minh ca dao thể hiện tình yêu thương quê hương, tự hào với các danh lam thắng cảnh:

1. Đồng Đăng có phố kì lừa

Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh

 

2. Đường vô xứ Nghệ quanh quanh…

3. Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

B. Chứng minh tình yêu quê hương còn là yêu đồng bào máu thịt:  

1. Bầu ơi thương lấy bí cùng…

2. Nhiễu điều phủ lấy giá gương 

C. Tình cảm thiết tha cao quí nhất dành cho đấng sinh thành

1. Công cha như núi Thái Sơn…

2. Ngồi buồn nhó mẹ ta xưa…

3. Chiều chiều chim vịt kêu chiều.:.

D. Chứng minh nhân dân ta đề cao tình chồng vợ:

1. Râu tôm nấu với ruột bầu…

2. Thà rằng ăn bát cơm rau Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời

E. Tình yêu trong lao động: 

1. Trên đồng cạn dười đồng sâu Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa

2. Trâu ơi ta bảo trâu này…

3. Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng…

4. Lạc quan, tin yêu cuộc sống:

Công lệnh chẳng quản bao lâu

Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng. 


 

Bình luận (0)
Lê Như Quỳnh
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hạo
7 tháng 8 2016 lúc 16:54

Em rất yêu văn học. Những tác phẩm văn học có giá trị được em nâng niu, trân trọng và giữ gìn cẩn thận. Chính những câu truyện, bài thơ hay đã bồi đắp cho em nhiều tình cảm tốt đẹp: đó là tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình …em nghĩ con người sẽ không thể có cuộc sống tinh thần phong phú nếu chưa bao giờ biết đến một tác phẩm văn học.

Bình luận (1)
Hoàng Phương Oanh
Xem chi tiết
Hoàng Phương Oanh
9 tháng 8 2016 lúc 18:32

0OIL

Bình luận (0)