Tôi đi học

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Minh Hoàng
Xem chi tiết
minh nguyet
30 tháng 8 2021 lúc 19:46

Em tham khảo:

Thời gian trôi qua thật nhanh. Mới ngày nào tôi còn là một chú bé Hồng loắt choắt nhanh nhẹn với một tuổi thơ bất hạnh, đầy đau khổ. Tưởng rằng thời gian sẽ làm phai mờ đi những kí ức đau thương đó mà giờ đây những hình ảnh đó vẫn còn đọng lại trong tâm trí tôi cho đến khi tôi gặp lại "cái bóng" người mẹ của mình .
Chiều hôm đó khi đi học về, tôi chợt thấy thấy một người giống mẹ, tôi liền chạy theo vừa chạy vừa gọi: "mẹ ơi ! mẹ ơi!". Tôi chợt nghĩ nếu nghười ngồi trên xe kéo không phải mẹ mình thì bọn bạn sẽ cười cho thúi mũi mất. Chiếc xe kéo dừng lại, tôi chạy đến thì thấy. ÔI!!!!!!!!! tôi thốt lên. Hóa ra người phụ nữ ngồi trên xe kéo là mẹ. Hai mẹ con sụt sùi, cảm xúc dâng trào . Sau đó tôi cũng không nhớ là mẹ đã hỏi tôi những gì nữa, chỉ nhớ là từng giây phút đều tuyệt đẹp. đi dc 1 đoạn thì tui bất chợt gặp lại bà Tám. bà là hàng xom cũ của tôi từ hồi bố mẹ tôi dg sống vs nhau. Hai bà cháu gặp nhau cũng mừng lắm, tâm sự với nhau biết bao nhiêu câu chuyện. Rồi tôi cũng kể lại cuộc hội ngộ của mình và mẹ ban nãy. Nghe tôi kể xong đột nhiên sắc mặt bà Tám khác hẳn. Mặ bà cắt không còn giọt máu, vẻ hoảng sợ. Tôi thấy lạ bèn hỏi thì bà bảo, từ khi tôi đi mẹ tôi như người mất hồn, bà cắt đứt mọi mối quan hệ với mọi người. Rồi vào một ngày bình thường, hàng xóm phát hiện bà treo cổ tự vẫn ở nhà với một bức thư chứa đựng những lời kêu gào, đau khổ thảm thiết. Sau khi mai táng cho bà xong, ngôi nhà đó như bị một linh hồn giận giữ nào đó chiếm giữ hễ bất cứ ai bước chân vào nhà là tai họa kinh hoàng sẽ ập đến. Nghe thấy bà kể chân tay tôi lạnh ngắt, mặt mũi xám xịt. Tôi tự hỏi người ngồi trên xe kéo là ai và trong suốt cuộc trò truyện trước cổng trường tôi đã nói chuyện với người hay là ma nữa. Tôi lạnh lùng bước về nhà. Đầu óc quay cuồng, cố quên đi những chuyệm đã từng xảy ra. Rồi tôi cũng không xác định được mình đang đi đâu nữa. Đôi chân tôi mỏi dần, mỏi dần và rồi ... uỵch. Tôi ngất lịm đi trên đường.
Sáng dậy, tôi mở mắt và thấy mình đang nằm trên giường nhà có bố, có mẹ. Tôi thở phào thì ra đó chỉ là giấc mơ. Tôi cũng không thể biết là đây là giấc mơ hay là mình vừa mới trải qua một giấc mơ dài (là sống với họ nội, gặp mẹ, hàng xóm cũ) nữa.

Anh Lam
Xem chi tiết
tuân vũ văn
10 tháng 9 2021 lúc 20:46

Ý nghĩa nhan đề : 

Tôi đi học - Ngày đầu tiên đến trường của tác giả 

Nội dung :  " Tôi đi học " của Thanh Tịnh là dòng hồi tưởng kí ức của tác giả về ngày đầu tiên đi học giọng văn vừa ngọt ngào vừa cảm xúc nhưng không kém những hoài niệm .

Nguyễn Minh Hoàng
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
30 tháng 8 2021 lúc 21:39

Em tham khảo : 

Qua văn bản "Trong lòng mẹ" ở phần đầu tuyện, ta thấy xúc động trước tình yêu của Hồng dành cho mẹ. Sinh ra trong một gia đình mồ côi cha từ nhỏ, cuộc sống vốn đã thiếu thốn tình cảm của người cha lại thêm vắng bóng mẹ, Hồng phải sống nhờ vào bà cô giàu có nhưng cay nghiệt. Mặc dù bà cô bên cạnh luôn ngày ngày tìm cách chia rẽ mẹ và Hồng cậu không may đến những lời nói đó mà còn thấy nhớ mẹ, thương mẹ vô cùng. Và càng ngày nỗi niềm khát khao được sống trong tình yêu của mẹ, sự chăm sóc dịu dàng và nâng niu của mẹ. và rồi, chính sự khát khao của hồng đã giúp cậu gặp lại mẹ vào 1 buổi chiều tan học. Bằng những trực giác hết sức tinh tế và nhạy bén của mình, thêm vào đó là những tình cảm nồng nàn đã ăn sâu vào tiềm thức, cậu dã phát hiện rất chính xác người ngồi trên xe kéo là mẹ của mình.cậu đã khóc, tiếng khóc ấy chứa đựng niềm hạnh phúc, sung sướng khi được gặp mẹ và cả nỗi tủi thân bởi quá lâu không được gặp mẹ. trong giây phút ấy, cậu như được sống, được bồng bềnh trong cảm giác sung sướng, rạo rực trong vòng tay yêu thương của mẹ và ko mảy may suy nghĩ gì. Và cậu đã để lại trong mỗi độc giả chúng ta một niềm thương cảm, xúc động đến nghẹn ngào về tình mẫu tử cao quí, thiêng liêng, bất diệt và đáng trân trọng.

Mun Ka
Xem chi tiết
Sad boy
29 tháng 6 2021 lúc 20:22

BN THAM KHẢO LINK NÀY

https://123docz.net/document/3119896-trong-chuong-4-trong-long-me-nguyen-hong-co-viet-phai-be-lai-va-lan-vao-long-mot-nguoi-me-moi-thay-nguoi-me-co-mot-em-diu-vo-cung-hay-phan-tich-trich-.htm

Garcello
Xem chi tiết
Garcello
14 tháng 8 2021 lúc 15:21

            “Tùng ... tùng ... tùng ....” - tiếng trống trường vang lên gióng giả. Tôi nhanh  chóng bước lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học  chỉ trong vài giây  nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thứcBước vào lớptôi nhận ra đã khá nhiều bạn đã đến sớm hơntôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiênMọi người nói chuyện với nhau rất nhỏ lẽ  các bạn cũng giốngtôikhông quen biết nhiều bạn  trong lớp.

 - Cậu ơiTớ ngồi đây được không? - một bạn nữ tiến đến.                                                                         - Cậu ngồi điChỗ ấy chưa  ai ngồi cả - tôi mời bạn ấy ngồi kèm theo nụcười thân thiện nhất  thể chắc đây sẽ  người đầu tiên tôi quen trong lớpTôiđang mừng thầm trong bụng thì  giáo bước vàochắc hẳn đây   chủ nhiệm.”

minh nguyet
24 tháng 3 2021 lúc 20:04

BPTT: so sánh

Tác dụng: Cho thấy sự rụt rè, nhút nhát của những cậu học trò mới và ước mơ của họ

👁💧👄💧👁
24 tháng 3 2021 lúc 20:10

Biện pháp tu từ: So sánh:

"Họ như con chim con đứng bên bờ tổ ... ngập ngừng e sợ"

"Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ ... cảnh lạ"

Tác dụng:

- Làm cho câu văn gợi hình, gợi cảm.

- Miêu tả tâm trạng của những học trò mới: rụt rè, e sợ trước cảnh lạ, người không quen biết.

- Qua đó tác giả thể hiện sự đồng cảm đối với những học sinh mới.

Lê Huy Tường
Xem chi tiết
Đỗ Thanh Hải
22 tháng 6 2021 lúc 9:18

Biểu tượng chữ M nằm ngang, nhấn vô đó viết đc phân số hoặc gõ latex

Lê Trang
22 tháng 6 2021 lúc 9:19

undefined

Bạn ấn vào ô đấy rồi chọn ô dạng phân số thôi :)

Hiền Hoàng Khánh
Xem chi tiết
minh nguyet
4 tháng 7 2021 lúc 22:01

Tham khảo nha em:

Ở đây tác giả đã khéo léo sử dụng phép tu từ so sánh. Hình ảnh chim con được dùng để diễn tả tâm trạng của " Tôi" và các cô cậu lần đầu tiên đến trường. Mái trường như tổ ấm, mỗi cô cậu học trò như cánh chim non đang ước mơ đc khám phá chân trời kiến thức, nhưng cũng rất lo lắng trước chân trời kiến thức mênh mông, bao la bất tận ấy.Nhờ sử dụng tài tình phép tu từ so sánh đã làm cho đoạn văn thêm hay tăng tính gợi hình gợi cảm cho đoạn văn nói riêng và bài thơ nói chung. Qua đó ,ta cảm nhận đc tấm lòng mãi biết ơn, yêu quý mái trường, thầy cô, bn bè của nhà văn. Ta thấy ngưỡng mộ trước tài năng của nhà văn. Đoạn thơ trên là minh chứng sống cho điều đó...

abcxyz
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Phương
31 tháng 7 2021 lúc 22:28

Tham khảo:

Thanh Tịnh là nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam với những tác phẩm toát lên vẻ đằm thắm và tình cảm dịu nhẹ, tha thiết. Và có thể nói, "Tôi đi học" là một trong số những tác phẩm tiêu biểu cho đặc điểm sáng tác ấy của ông. Đọc truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh người đọc sẽ cảm nhận được sự kết hợp hài hòa giữa các phương thức biểu đạt ẩn sâu trong từng con chữ.

    Vậy, sự kết hợp hài hòa giữa các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả và biểu cảm trong văn bản "tôi đi học" được thể hiện như thế nào?  Trước hết, sự hài hòa trong văn bản "Tôi đi học" thể hiện ở kết cấu của tác phẩm. Đọc tôi đi học, người đọc sẽ dễ dàng nhận ra toàn bộ tác phẩm được kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi" với những dòng cảm xúc, những diễn biến tâm trạng khác nhau của nhân vật chứ không có cốt truyện. Những dòng hồi ức, những kỉ niệm ấy như gọi nhau ùa về trong tâm trí nhân vật "tôi" là cho tác phẩm như một khúc ca trữ tình của những cảm xúc. Mở đầu tác phẩm đó chính là tâm trạng của nhân vật "tôi" trên đường cùng mẹ tới trường - đó chính là cái cảm giác vừa quen vừa lạ, là thấy trong chính mình đang có một sự thay đổi lớn. Tiếp đến đó chính là cảm xúc bỡ ngỡ, rụt rè, vừa nghiêm trang vừa lo lắng khi đứng ở sân trường chờ gọi lên vào lớp. Và để rồi, kết thúc tác phẩm đó chính là cảm xúc của nhân vật tôi khi vào trong lớp học. Như vậy, tác phẩm Tôi đi học đã đi sâu vào việc diễn tả những dòng cảm xúc của nhân vật và tất cả mọi thứ đều được tái hiện lại một cách chân thực qua dòng hồi tưởng cùng những dòng cảm xúc của nhân vật tôi.

     Thêm vào đó, sự hài hòa trong tác phẩm còn được thể hiện ở khung cảnh thiên nhiên và cảnh vật trong ngày tựu trường đầu tiên của nhân vật tôi. Mở đầu tác phẩm là một câu văn miêu tả thiên nhiên đầy xúc cảm của nhân vật tôi "Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường..." Dường như, câu văn ấy đã gợi lên bao nhiêu cảm xúc trong nhân vật tôi và cả những cô cậu học trò, để rồi từng nhịp kỉ niệm cứ thế theo nhau ùa về trong kí ức. Không dừng lại ở đó, khung cảnh thiên nhiên trong buổi sớm mai tựu trường cũng được nhân vật tôi tái hiện lại bằng những câu văn thật dạt dào "Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học." Đó còn là khung cảnh của lũ học trò nhỏ khi đứng giữa sân trường chờ được gọi tên vào lớp "Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi thẳng vào lớp. Cảm thấy mình trơ vơ là lúc này. ... Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp." Tất cả, tất cả những khung cảnh ấy hiện lên thật đẹp qua những dòng xúc cảm, qua cảm nhận của chính nhân vật tôi.

     Không dừng lại ở đó, sự hài hòa trong tác phẩm còn được thể hiện rõ nét qua cách tác giả xây dựng nhân vật với những mối quan hệ, những tình cảm bình dị, thân thương song rất dịu dàng, đẹp đẽ và đang trân quý. Đó là người thầy "với cặp mắt hiền từ và cảm động". Là những người bạn thuở ấu thơ với biết bao kỉ niệm khó quên và cả những người bạn mới quen - những người bạn cũng bỡ ngỡ, cũng rụt rè trong ngày tựu trường đầu tiên. Và có lẽ, đặc biệt hơn cả đó là hình ảnh người mẹ, là tình mẹ. Đọc toàn bộ tác phẩm Tôi đi học, người đọc sẽ thấy rằng hình ảnh bàn tay mẹ được tác giả nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong tác phẩm - "mẹ tôi ân cần nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng", bàn tay mẹ cầm bút thước, cặp sách cho con khi đến trường,... Và có lẽ, tất cả những hình ảnh ấy đã gợi lên trong chúng ta một người mẹ với tình yêu thương con vô bờ bến, điều đó được thể hiện rõ nét qua những cảm nhận và cách miêu tả tinh tế, dạt dào cảm xúc của chính tác giả.

     Và cuối cùng, việc sử dụng những câu văn giàu cảm xúc với giọng điệu nhẹ nhàng, những hình ảnh so sánh độc đáo và việc sử dụng hàng loạt các từ láy chính là một trong số những biểu hiện của sự hài hòa trong tác phẩm. Trước hết, trong tác phẩm, tác giả đã sử dụng hàng loạt câu văn với những hình ảnh so sánh hấp dẫn "...như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng", "...như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi", "...như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ"... Những hình ảnh ấy không những làm cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn mà còn góp phần to lớn vào việc diễn tả, thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình. Thêm vào đó, sự hài hòa trong tác phẩm còn được thể hiện rõ nét qua việc tác giả sử dụng hàng loạt các từ láy. Đó là những từ tượng hình để gợi nên khung cảnh thiên nhiên, cảnh vật mơ mộng, trữ tình "bàng bạc", "quang đãng", "trang trọng", "đứng đắn", "tươm tất", "nhí nhảnh", "sạch sẽ", "sáng sủa"... Và đặc biệt, đó còn là hàng loạt các từ láy có giá trị, vai trò to lớn trong việc diễn tả tâm trạng rụt rè, bỡ ngỡ, xen chút lo lắng của nhân vật tôi trong buổi tựu trường tựu trường đầu tiên "rụt rè", "vẩn vơ", "run run", "lúng túng", "nặng nề", "ngập ngừng", "lưng lẻo", "quyến luyến",... Tất cả, tất cả những hình ảnh so sánh cùng việc sử dụng hàng loạt các từ láy đã làm cho những câu văn của "Tôi đi học" trở nên giàu tính nhạc, giàu chất thơ và giàu tính trữ tình nhờ sự kết hợp hài hòa giữa các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả và biểu cảm trong văn bản "tôi đi học"

     Tóm lại, "Tôi đi học" của Thanh Tịnh là một câu chuyện chân thực, sâu sắc. Tác phẩm ấy để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc không chỉ bởi những ý nghĩa về mặt nội dung mà còn bởi đọc tác phẩm người đọc có thể cảm nhận một cách chân thực và sâu sắc chất thơ, sự kết hợp hài hòa giữa các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả và biểu cảm trong văn bản "tôi đi học" bàng bạc ẩn chứa trong từng con chữ.

Nguyễn Trần Ánh Linh
Xem chi tiết
Giang Hương
26 tháng 8 2021 lúc 9:56

Câu 1:

- Văn bản: Tôi đi học

-Tác giả: Thanh Tịnh

Hoàn cảnh sáng tác: in trong tập quê mẹ, xuất bản năm 1941

 

Giang Hương
26 tháng 8 2021 lúc 10:02

Câu 2:

- Câu ghép: Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa

hề biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy sự xa lạ chút nào.

- Phân tích :

+ Vế 1:

CN1: Tôi

VN1: nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi

+ Vế 2:

CN2: lòng tôi 

VN2: vẫn không cảm thấy sự xa lạ chút nào.

 

 

 

Giang Hương
26 tháng 8 2021 lúc 10:06

  Em dám chắc rằng, tất cả những ai đã đọc “Tôi đi học” của Thanh Tịnh đều sẽ rất xúc động, rất bâng khuâng. Bởi nó gợi cho chúng ta về buổi đầu tựu trường, về ngày trọng đại đầu tiên trong cuộc đời, mà nhân vật tôi trong truyện cũng như chính chúng ta đang quay về cái ngày đầu đẹp đẽ xen lẫn chút lo lắng, hồi hộp đó.
  Nhà văn thật tài tình khi dẫn dắt cảm xúc của chúng ta xuyên suốt, liền mạch theo dòng cảm xúc của nhân vật tôi khi nhớ về buổi đầu đi học. “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.” Mùa thu, mùa của sự dịu dàng, thanh bình, mùa của những cái nắng vàng nhạt không cháy da cháy thịt như mùa hè nữa, đó cũng là mùa tựu trường của không chỉ nhân vật tôi mà của tất cả các bạn học sinh khác nữa.
  Một kỷ niệm thời còn là một đứa trẻ ngây ngô, vô tư vui đùa bỗng ùa về trong dòng ký ức của nhân vật tôi, nó trái ngược với con người hiện tại của “tôi”. “Tôi” đã thấy mình trở nên trưởng thành hơn, biết suy nghĩ hơn, bởi giờ “tôi” đã bước sang một giai đoạn mới của cuộc đời mình “Bài tập viết: Tôi đi học.”
Nhà văn Thanh Tịnh thật là tài hoa, những câu văn, những dòng cảm xúc của ông đưa đến cho ta thật nhẹ nhàng, thật mơ hồ nhưng cũng thơ mộng. Ông giống như một người lái đò trên một con sông bình lặng đưa chúng ta từ cảm xúc này tới xúc cảm khác. Dòng tâm trạng của nhân vật tôi về buổi đầu đi học cũng là dòng tâm trạng của tất cả những ai được lần đầu tiên cắp sách tới trường.