Sư phân hóa lãnh thổ

Ngô Ngọc Thanh Lam
Xem chi tiết
Thư Soobin
17 tháng 11 2017 lúc 11:13

ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
☺ Vị trí địa lí
- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm.
- Cầu nối giữa Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, giáp biển Đông thuận lợi giao lưu với với các vùng và các nước trên thế giới.
☺ Điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên
Đất nông nghiệp chiếm 51, 2 % dt, 70 % đất phù sa màu mỡ.
Nước phong phú.
Biển: thủy hải sản, du lịch, cảng.
Khoáng sản: đá vôi, than nâu, khí tự nhiên.
Kinh tế xã hội: nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, cơ sở hạ tầng cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt.
☻ Hạn chế
Dân số đông nhất, mật độ dân số cao nhất cả nước, vấn đề việc làm còn nan giải.
Tài nguyên đất nước bị xuống cấp.
Thiếu nguyên liệu phát triển công nghiệp.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.
Vấn đề cần giải quyết:
Qũy đất nông nghiệp thu hẹp, vấn đề việc làm.
TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC
Thế mạnh phát triển kinh tế
- Công nghiệp: khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện
+ Điều kiện:
Giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta
♥ Các khoáng sản chính là than, sắt, thiếc chì, kẽm đồng, apatitmđá vôi sét.
♥ Vùng than Quảng Ninh: vùng than lớn nhất, chất lượng tốt nhất Đông Nam Á.
Tiềm năng thủy điện lớn nhất nước ta
Hệ thống sông Hồng (11 triệu KW) chiếm hơn 1/ 3 trữ năng thủy điện cả nước ), riêng sông Đà chiếm 50 % tổng trữ năng sông Hồng.
- Nông nghiệp: cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới, chăn nuôi gia súc.
+ Điều kiện:
Thuận lợi
Tự nhiên:
- Đất: có nhiều loại: đất feralit phát triển trên đá vôi, phiến và đá mẹ khác, phù sa cổ ở trung du, phù sa ở các thung lũng sông, và các cánh đồng miền núi như Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên, Trùng Khánh...
Khả năng mở rộng diện tích nâng cao năng suất cây trồng còn rất lớn.
- Khí hậu: nhiệt đới ẩm gío mùa, có mùa đông lạnh, chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình vùng núi.
- Nhiều đồng cỏ trên các cao nguyên cao 600 - 700m.
Khó khăn:
- Tình trạng du canh, du cư của một số tộc người.
- Địa hình hiểm trở.
- Rét hại, rét đậm, sương muối, thiếu nước về mùa đông.
- Đồng cỏ chưa cải tạo năng suất thấp.
- Công nghiệp chế biến nông sản chưa tương xứng với thế mạnh của vùng.
- GTVT chưa phát triển nhất là vùng núi Tây Bắc.

Bình luận (0)
Lan Cao
Xem chi tiết
๖ۣۜHoàng♉
20 tháng 3 2017 lúc 21:10

Vùng đồng bằng sông Cửu Long là một vùng cực nam của Việt Nam, còn được gọi là Vùng đồng bằng Nam Bộ hoặc miềnTây Nam Bộ hoặc theo cách gọi của người dân Việt Nam ngắn gọn là Miền Tây. Có tổng số dân là 40.548,2 km² và tổng dân số của các tỉnh trong vùng là 17.330.900 người Nó chiếm 13% diện tích cả nước nhưng hơn 19% dân số cả nước, tốc độ tăng trưởng cao hơn cả nước (năm 2015 tăng 7,8% trong khi cả nước tăng 6,8%). Chỉ riêng cây lúa đã chiếm 47% diện tích và 56% sản lượng lúa cả nước; xuất khẩu gạo từ toàn vùng chiếm tới 90% sản lượng. Chưa kể thủy sản chiếm 70% diện tích, 40% sản lượng và 60% xuất khẩu của cả nước,... Tuy nhiên, Đồng bằng sông Cửu Long đứng về phương diện thu nhập vẫn còn nghèo hơn cả nước: thu nhập bình quân đầu người với mức 40,2 triệu đồng

Bình luận (0)
Hạ vy
13 tháng 3 2019 lúc 12:14

1 Nông nghiệp
- Là vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước
- Nông nghiệp giữ vai trò hàng đầu trong việc bảo đảm an toàn lương thực cũng như xuất khẩu
- D.tích trồng lúa chiếm 51,1%, sản lượng 51,4% so với cả nước
- Vùng trồng cây ăn quả, mía nổi tiếng
- Chăn nuôi khá phát triển, chủ yếu vịt đàn
- Tổng lượng thủy sản chiếm hơn 50% cả nước ( Cà Mau , Kiêng Giang, An Giang
2 Công nghiệp
- Vào năm 2002 tỉ trọng thấp : 20%GDP
- Các nghành công nghiệp: chế biến lương thực thực phẩm,vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp
3 Dịch vụ
- Bắt đầu phát triển gồm các nghành xuất nhập khẩu , vận tải , đường thủy, du lịch
- Hàng xuất khẩu chủ lực : gạo

Bình luận (0)
Đoàn Thị Linh Chi
Xem chi tiết
Dương Thị Minh
9 tháng 3 2017 lúc 22:43

Vùng kinh tế trọng điểm phía nam có vai trò rất quan trọng, đóng góp lớn nhất cho kinh tế việt nam.Chiếm gần 60% thu ngân sách, trên 70%kinh ngạch xuất khẩu . là khu vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước. đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các vùng lân cận trong nước.

Bình luận (0)
Nguyễn Phương
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
7 tháng 3 2017 lúc 15:27

So với các vùng khác trong nước, Đông Nam Bộ đã hội tụ được các thế mạnh chủ yếu sau đây:

a) Về vị trí địa lí

Kề bên đồng bằng sông Cửu Long (vùng lương thực, thực phẩm lớn nhất cả nước), giáp duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Cămpuchia. Có vùng biển với các cảng lớn, tạo điều kiện liên hệ với các vùng trong nước và quốc tế.

b) Về tự nhiên

• Đất:

Đất badan khá màu mỡ (khoảng 40% diện tích của vùng); đất xám bạc màu (phù sa cổ). Thuận lợi cho việc hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp trên quy mô lớn.

• Khí hậu, nguồn nước:

Khí hậu cận xích đạo thích hợp cho sự phát triển của cây trồng, vật nuôi. Hệ thống sông Đồng Nai (giá trị về thuỷ điện, thuỷ lợi và giao thông đường thuỷ).

• Khoáng sản

Dầu khí (trên thềm lục địa) có trữ lượng lớn, có khả năng phát triển thành ngành công nghiệp mũi nhọn. Các khoáng sản khác (sét, cao lanh).

• Sinh vật:

Rừng (kể cả rừng ngập mặn) có giá trị về lâm nghiệp và du lịch. Các ngư trường lớn liền kề (Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau – Kiên Giang) có ý nghĩa đối với việc phát triển ngành hải sản.

c) Về kinh tế – xã hội

• Nguồn lao động:

Nguồn lao động dồi dào; Tập trung nhiều lao động có trình độ cao về chuyên môn, nghiệp vụ.

• Cơ sở hạ tầng hiện đại và đang được hoàn thiện (giao thông, thông tin liên lạc).

• Mạng lưới đô thị, trung tâm công nghiệp.

Có các trung tâm công nghiệp lớn như: TP Hồ Chí Minh, Biên Hoà và Vũng Tàu. Vai trò của TP Hồ Chí Minh đối với sự phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ.

• Các thế mạnh khác (sự năng động; sự thu hút đầu tư trong và ngoài nước).

Bình luận (0)
An Tran
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
4 tháng 3 2017 lúc 19:05

a) Vị trí địa lí

- Đông Nam Bộ giáp Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Cam-pu-chia và Biển Đông.

- Trong điều kiện giao thông vận tải ngày càng hiện đại, vị trí đó đã cho phép Đông Nam Bộ mở rộng giao lưu trong và ngoài nước, mở rộng vùng cung cấp nguyên liệu, năng lượng cũng như vùng tiêu thụ sản phẩm.

b) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Các vùng đất badan khá màu mỡ chiếm hơn 40% diện tích đất của vùng. Đất xám bạc màu (trên phù sa cổ chiếm tỉ lệ nhỏ hơn chút ít, phân bố thành vùng lớn ở các tỉnh Tây Ninh và Bình Dương. Đất phù sa cổ tuy nghèo dinh dưỡng hơn đấ badan, nhưng thoát nước tốt.

- Khí hậu cận xích đạo tạo điều kiện phát triển các cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều, hồ tiêu), cây ăn quả và cả cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, mía, thuốc lá) trên quy mô lớn.

- Nằm gần các ngư trường lớn là ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu và ngư trường Cà Mau - Kiên Giang. Có điều kiện lí tưởng để xây dựng cảng cá, thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước lợ.

- Tài nguyên rừng là nguồn cung cấp gỗ dân dụng và gỗ củi, nguồn nguyên liệu giấy. Ở đây có một số vườn quốc gia, trong đó có Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai) nổi tiếng và Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh).

- Tài nguyên khoáng sản nổi bật là dầu khí trên vùng thềm lục địa. Ngoài ra, có sét và cao lanh.

- Hệ thống sông Đồng Nai có tiềm năng thủy điện lớn.

Điều kiện kinh tế- xã hội

- Là địa bàn thu hút mạnh lực lượng lao động có chuyên môn cao. Sự phát triển kinh tế năng động của vùng càng tạo điều kiện cho vùng có được nguồn tài nguyên chất xám lớn. Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất cả nước về diện tích và dân số, đồng thời là trung tâm công nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ lớn nhất cả nước.

- Là địa bàn có sự tích tụ lớn về vốn và kĩ thuật, lại tiếp tục thu hút đầu tư trong nước và quốc tế.

- Có cơ sở hạ tầng phát triển tốt, đặc biệt về giao thông vận tải và thông tin liên lạc.

Bình luận (1)
Trang Thùy
1 tháng 3 2019 lúc 21:17

a/ Các thế mạnh về tự nhiên dể phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ:
+ Địa hình:
- Địa hình đất liền tương đối bằng phẳng, bờ biển có nhiều cửa sông, bãi tắm, rừng ngập mặn, thềm lục địa rộng và thỏai
-> Mặt bằng xây dựng tốt, thuận lợi cho giao thông, cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, có điều kiện phát triển các ngành kinh tế biển
+ Đất trồng, khí hậu, nguồn nước
- Có diện tích lớn đất ba dan (chiếm 40% diện tích của vùng) và đất xam, phân bố tập trung thành vùng lớn trên địa hình tương đối bằng phẳng
- Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động, ít thiên tai
- Nguồn sinh thủy tốt .
-> Thích hợp phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới trên quy mô lớn
+ Khoáng sản, thủy năng:
- Có các mỏ dầu, khí ở vùng thềm lục dịa, sét xây dựng và cao lanh ỗ Đồng Nai, Bình Dương
- Tiềm năng thủy điện lớn của hệ thống sông Đồng Nai
-> Có điều kiện phát triển công nghiệp khai thác, lọc hóa dầu, công nghiệp điện lực, công nghiệp vật liệu xây dựng
+ Lâm sản, thủy sản:
- Diện tích rừng tuy không lớn nhưng là nguồn cung cấp nguyên liệu giấy cho Liên hiệp giấy Đồng Nai, gỗ củi cho dân dụng. Rừng ngập mặn ven biển có ý nghĩa lớn về phòng hộ, du lịch
- Vùng biển có nhiều thủy sản, gần các ngư trường Ninh Thuận
- Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau - Kiên Giang
+ Tài nguyên du lịch khá đa dạng:
- Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai), vườn quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh), nước khoáng Bình Châu, các bãi tắm Vũng Tàu, Long Hại (Bà Rịa - Vũng Tàu)
-> Có điều kiện phát triển du lịch sinh thái, du lịch biển - đảo
b/ Các hạn chế:
+ Mùa khô kéo dài 4 - 5 tháng, thường xảy ra thiếu nước cho sinh hoạt dân cư, cho sản xuất công nghiệp và nông nghiệp, xâm nhập mặn ở vùng ven biển
+ Nạn triều cường gây nhiều trở ngại cho sản xuất, sinh hoạt dân cư ở các vùng thấp của Thành phố Hồ Chí Minh
+ Môi trường tự nhiên ở nhiều nơi bị suy thóai do tốc độ công nghiệp hóa nhanh, chưa xử lí tốt các nguồn chất

Bình luận (0)
duyen
Xem chi tiết
I Love Hoc24
23 tháng 2 2017 lúc 21:30

-Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, với diện tích gần 4 triệu ha, chiếm khoảng 11,9% diện tích toàn quốc.Ở đây, trên nền nhiệt đới ẩm, tính chất cận xích đạo của khí hậu thể hiện hết sức rõ rệt
-Đất đai phì nhiêu đã tạo điều kiện đặc biệt thuận lợi cho phát triển ngành nông nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm. Điều kiện tự nhiên ưu đãi cùng với sự quy hoạch của nhà nước, biến khu vực này thành vựa lúa lớn của cả nước đã làm cho hoạt động sản xuất lương thực thực phẩm ở đồng bằng Sông Cửu Long trở thành hoạt động chủ yếu, thường xuyên.Lượng nước trung bình hàng năm của sông này cung cấp vào khoảng 4.000 tỷ m³ nước
-Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển

Bình luận (0)
Sáng
23 tháng 2 2017 lúc 21:27

-Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, với diện tích gần 4 triệu ha, chiếm khoảng 11,9% diện tích toàn quốc.Ở đây, trên nền nhiệt đới ẩm, tính chất cận xích đạo của khí hậu thể hiện hết sức rõ rệt
-Đất đai phì nhiêu đã tạo điều kiện đặc biệt thuận lợi cho phát triển ngành nông nghiệp sản xuất lương thực, thực phẩm. Điều kiện tự nhiên ưu đãi cùng với sự quy hoạch của nhà nước, biến khu vực này thành vựa lúa lớn của cả nước đã làm cho hoạt động sản xuất lương thực thực phẩm ở đồng bằng Sông Cửu Long trở thành hoạt động chủ yếu, thường xuyên.Lượng nước trung bình hàng năm của sông này cung cấp vào khoảng 4.000 tỷ m³ nước
-Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển

Bình luận (0)
nguyên thi minh anh
25 tháng 2 2017 lúc 20:41

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa lớn nhất nước ta do những

thuận lợi sau đây:

a. Tài nguyên thiên nhiên:

- Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực quan trọng nhất làm cho đồng bằng trở thành vựa

lúa lớn nhất của cả nước.

- Các loại tài nguyên quan trọng nhất:

+ Đất đai: Diện tích 4 triệu ha, trong đó diện tích trồng lúa khoảng 2,8 triệu ha. Bình

quân đất trồng lúa theo đầu người gấp 3 lần so với đồng bằng sông Hồng.

Đất phù sa màu mỡ do được phù sa sông Tiền, sông Hậu bồi đắp. Đặc biệt là dải phù sa

ngọt dọc theo sông Tiền, sông Hậu là loại đất tốt nhất để trồng lúa.

+ Khí hậu mang tính chất cận xích đạo, nhiệt độ cao, biên độ nhiệt ít dao động trong năm.

Có một mùa mưa, một mùa khô, ít có bão, thời tiết ổn định là điều kiện cho cây lúa có thể

phát triển quanh năm (có thể phát triển 3 vụ lúa: vụ đông xuân, vụ hè thu và vụ mùa).

+ Nguồn nước dồi dào. Tổng lượng nước của hệ thống sông Cửu Long rất lớn. Hệ thống

kênh rạch chằng chịt. Nước có ý nghĩa lớn đối với việc thau chua, rửa mặn. Sông ngòi,

kênh rạch còn là con đường giao thông thuận tiện.

b. Đồng bằng sông Cửu Long là nơi đông dân. Đây là nguồn lao động dồi dào, thị

trường tiêu thụ tại chỗ quan trọng. Đó là tiềm năng lớn để phát triển sản xuất.

c. Đồng bằng sông Cửu Long đang được đầu tư, cải tạo về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất

– kĩ thuật để biến vùng này trở thành vùng trọng điểm lúa hàng hoá lớn nhất của cả nước

và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.

Bình luận (0)
Trần Phương Thảo
Xem chi tiết
Phạm Thu Thủy
15 tháng 1 2017 lúc 10:05

"Bắc Trung Bộ là hình ảnh thu nhỏ ở Việt Nam "vì :nó có những nét giống với thiên nhiên Việt Nam

- Về hình dạng lãnh thổ:đều nhỏ hẹp và kéo dài theo chiều Bắc -Nam

-Địa hình đa dạng:chủ yếu là đồi núi ,..

-Đất đai đa dạng với hai nhóm chính là đất feralit và đất phù sa

-Khí hậu nhiệt đới ẩm phân hóa rõ rệt theo mùa:diễn biến thất thường,nhiều thiên tai lũ lụt.

-Sông ngòi ngắn ,dốc,có hướng Tây Bắc -Đông Nam,chế độ ngước chảy theo mùa

-Tài nguyên khoáng sản giàu có ,nhiều loại khác nhau,đa số là các mỏ nhỏ ,rừng nhiều nhưng bị tàn phá nên đọ che phủ rừng giảm

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Nguyệt
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
25 tháng 12 2016 lúc 16:03

quốc lộ 1A và đường sắt Thống Nhất

Bình luận (0)
nguyễn thảo nguyên
25 tháng 12 2016 lúc 17:04

quốc lộ 1Alolang

 

Bình luận (0)
Phạm Thu Thủy
15 tháng 1 2017 lúc 10:06

quốc lộ 1A và đường sắt Thống Nhất

Bình luận (0)
lê thảo hiền
Xem chi tiết
Tâm Thảo Nguyễn
Xem chi tiết
Phương Anh (NTMH)
27 tháng 11 2016 lúc 14:54

Vùng bắc trung bộ có mùa mưa đến muộn và mùa nắng kéo dài là do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino pha nóng.

Bình luận (0)